Kiếm Lai
Chương 462: Lễ vật
- Tiểu cô nương, ngươi tên gì?
Tiểu cô nương do dự một thoáng:
- Tôi tên là Nguyên Ngôn Tự.
Vi Lượng gật đầu nói:
- Lời nói cần có nội dung và thứ tự, như vậy xem ra, trong nhà ngươi có trưởng bối là người tôn sùng “nghĩa pháp thuyết” của phái Đồng Thành năm xưa. Nhánh học vấn này đã yên lặng rất nhiều năm rồi, như vậy ta đoán chắc không phải là tên do cha ngươi đặt, chắc là ông nội ngươi đặt đúng không?
Nguyên Ngôn Tự mở to mắt, càng bái phục người này, như vậy cũng đoán được sao?
Vi Lượng cười hỏi:
- Chúng ta trò chuyện một chút nhé?
Nguyên Ngôn Tự chạy chầm chậm mấy bước, ngồi xuống bên cạnh đối phương:
- Tiên sinh ngài cứ nói, tôi sẽ lắng nghe.
Ở phía xa, mẫu thân của Nguyên Ngôn Tự vẻ mặt lo lắng, muốn đi đưa con gái của mình về bên cạnh. Phu quân của bà là một văn sĩ trung niên nho nhã, cũng dự định như vậy. Trên thuyền tiên gia không có ai là người đơn giản.
Có điều lão khách khanh gia tộc đi theo bên cạnh bọn họ lại lắc đầu với nho sĩ trung niên, nhẹ giọng nói:
- Không chừng là một cơ duyên tiên gia, chúng ta tốt nhất cứ bình tĩnh theo dõi biến hóa.
Lúc này hai vợ chồng mới yên tâm hơn một chút, đồng thời cũng có phần mong đợi.
Vi Lượng dứt khoát ngồi xếp bằng, hai tay chống lên đầu gối. Chiếc thuyền tiên gia này đã chạy vào phía trên một biển mây, ngoài lan can giống như một con sông dài trắng như tuyết, đã trở thành một chiếc thuyền đúng như ý nghĩa.
Trước tiên Vi Lượng hỏi tiểu cô nương Nguyên Ngôn Tự cách nhìn về trận sóng gió lúc trước, tiểu cô nương liền nói ra suy nghĩ của mình.
Thấy vị thần tiên này gật đầu, Nguyên Ngôn Tự liền vui vẻ, cuối cùng đã có người đồng ý với quan điểm của mình rồi.
Vi Lượng chậm rãi nói:
- Những đứa trẻ vào đời không sâu như các ngươi, đều là... nói thế nào nhỉ, giống như một món đồ sứ xinh đẹp nhưng mong manh. Tương lai được đặt vào nơi thanh nhã, hay là biến thành bình vỡ bên cạnh lò, phải xem dạy có tốt hay không. Dạy tốt rồi, biểu hiện sẽ đoan chính; dạy không tốt, lớn lên sẽ không đứng đắn.
- Ngôn truyền thân giáo (dạy người thế nào, mình làm như vậy), cái sau còn quan trọng hơn. Ngôn truyền là hư, thân giáo là thực, bởi vì trẻ con chưa chắc đã nghe hiểu được đạo lý của người lớn, nhưng lại rất tò mò với thế giới. Muốn đứa trẻ nghe vào trong tai, chứa được đạo lý rất khó.
- Trong mắt đứa trẻ, nhìn thấy càng nhiều thì càng dễ nhớ được hình dáng đại khái của thế đạo này. Tương đối dễ hiểu, đen trắng rõ ràng, non nớt lại càng đáng quý. Cứ thay đổi một cách âm thầm như vậy, chính mình cũng hoàn toàn không phát giác, từng li từng tí, năm năm tháng tháng, thế giới trong suy nghĩ sẽ định hình, lại khó sửa đổi.
- Cho nên rất nhiều người sau khi lớn lên trưởng thành, có một số hành động kỳ lạ trái với ấn tượng của người khác, thực ra đã có thể nhìn được từ sớm. Tại thời khắc mấu chốt để mài giũa con người, lời nói và việc làm của cha mẹ rất quan trọng. Khi con mình làm sai, khiển trách nhưng không mắng đúng điểm mấu chốt, hoặc là cảm thấy con cái nhà mình tuổi tác quá nhỏ, quyết định xem như không thấy, cuối cùng chẳng phải là hại người hại mình, hại cả con cái sao.
- Cho nên phải thưởng phạt phân minh, cha mẹ phải học cách lập quy củ cho con cái. Nhân nghĩa là cội nguồn của lý, hình phạt là cuối cùng của lý.
Vi Lượng nói một cách ổn định, không nhanh không chậm.
Nguyên Ngôn Tự nghe rất nghiêm túc, thỉnh thoảng chớp chớp mắt.
Vi Lượng tiếp tục nói:
- Cho nên lúc còn nhỏ, cha mẹ dùng hành động bản thân dạy con cái nhân nghĩa. Lớn lên một chút, thầy giáo ở trường dạy học trò nhân nghĩa trong sách. Hai bên bổ trợ cho nhau, người trước dạy thực tế còn người sau dạy nâng cao, thiếu một thứ cũng không được, càng không thể cản trở lẫn nhau.
Nguyên Ngôn Tự vẫn luôn im lặng không nói gì, cũng không rõ có hiểu hay không. Nhưng cô vẫn biết lúc người khác nói chuyện, mình nên dựng tai lắng nghe, không nói chen vào.
Vi Lượng quay đầu cười hỏi:
- Có biết loại người nào chịu nghe người khác nói đạo lý không?
Nguyên Ngôn Tự lắc đầu.
Vi Lượng liền tự hỏi tự đáp:
- Lúc đầu là trẻ con nghe cha mẹ, sau đó là học trò nghe thầy giáo, sau khi lớn lên là kẻ yếu nghe kẻ mạnh, người nghèo nghe người giàu, thần tử nghe quân vương, còn có dưới núi nghe trên núi, trên núi nghe đỉnh núi. Như vậy lại có vấn đề, nếu kẻ mạnh nói không đúng, kẻ yếu lại khăng khăng xem tất cả lời nói đạo lý của kẻ mạnh là chuẩn mực, phải làm sao đây?
- Đạo đức nhân nghĩa đã rất khó hiệu quả, vậy thì phải có pháp luật. Trên đời phải có một thứ, khiến người ta càng kính sợ hơn tất cả pháp thuật tiên gia trên núi, khiến kẻ mạnh cũng phải bó tay bó chân, khiến những người này giống như đứa trẻ phạm sai lầm, sợ cha mẹ khiển trách. Giống như chổi lông gà và thước của thầy giáo dạy học, một khi phạm sai lầm sẽ bị đánh vào tay.
Hắn tươi cười rạng rỡ:
- Nghe không hiểu lắm, đúng không?
Nguyên Ngôn Tự đương nhiên nghe không hiểu, trong đầu rối tung:
- Ừm.
Vi Lượng cười ha hả nói:
- Thực ra ngươi đã nghe vào, chỉ là tạm thời không hiểu mà thôi, đều chứa ở trong lòng ngươi. Như vậy đã lợi hại hơn rất nhiều người lớn rồi, bọn họ thường là sau khi chịu thiệt, mới học được một chút khôn vặt đối nhân xử thế. Tiểu cô nương, mặc dù tư chất tu hành của ngươi bình thường, nhưng hôm nay gia cảnh tốt, không lo cơm áo, không có nhiều chuyện khiến cho tâm tính biến đổi. Về sau gả cho một người đàn ông tốt, đời này xem như không tệ rồi.
Nguyên Ngôn Tự hơi ngượng ngùng.
Loại chuyện lấy chồng này, cô đã từng chơi đùa với đám bạn cùng lứa, chỉ là trẻ con bắt chước sinh hoạt người lớn mà thôi. Mỗi lần đều sẽ tìm một tấm vải gấm đỏ, đội lên đầu “tân nương”. Nếu “phu quân” là con mọt sách của Lưu phủ kế bên, cô sẽ cười nhiều một chút, còn nếu là tên mập mạp của Mã phủ, cô sẽ không muốn cười nữa.
Vi Lượng vươn một ngón tay ra:
- Thấy ngươi thông minh lại hiểu chuyện như vậy, nói với ngươi một việc. Chờ sau khi ngươi lớn lên, nếu gặp phải cửa ải khó khăn mà ngươi cảm thấy gia tộc không thể ứng phó, nhớ đến phủ đại đô đốc ở phía nam kinh thành, tìm một người tên là Vi Lượng. Ừm, nếu như sự tình khẩn cấp, gởi một bức thư cũng được.
Nguyên Ngôn Tự rụt rè nói:
- Tiên sinh, đó là chuyện rất nhiều năm sau, hay là bỏ đi?
Vi Lượng lắc đầu cười nói:
- Không thể cho rằng như vậy. Thời gian như nước chảy rào rào, chỉ trong chớp mắt ngươi đã lớn rồi, lại chớp mắt một cái...
“Có thể đã chết già rồi”, chỉ là Vi Lượng cũng không nói ra những lời không phù hợp này.
Vi Lượng mỉm cười nói:
- Người thiện bị người khác ức hiếp, vậy không làm người tốt nữa sao? Kẻ ác tự có kẻ ác hơn trừng trị, vậy nên đi làm kẻ xấu sao? Quân tử có thể bị lừa gạt bằng cách hợp tình lý, vậy cảm thấy khi dễ quân tử là đúng sao? Như vậy không đúng.
- Có điều thiện ác của con người quá phức tạp, cho dù đã nhận định đúng sai thị phi, xử trí thế nào vẫn là phiền phức rất lớn. Giống như sóng gió trên thuyền hôm nay, người trẻ tuổi đeo kiếm kia nếu kiên nhẫn nói đạo lý với đối phương, người ta sẽ nghe sao? Ngoài miệng nói nghe, trong lòng sẽ đồng ý sao? Như vậy nói hay không nói có ý nghĩa gì?
- Bởi vì thứ mà đám người kia chịu nghe, không phải là những đạo lý chân chính, mà là tình thế trước mắt. Sau khi hai bên mỗi người một ngả, giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, tất cả sẽ lại như cũ. Không chừng ngồi xuống nói đạo lý, ngược lại sẽ khiến cả người tanh tưởi... Bỏ đi, không nói những chuyện này nữa, chúng ta vẫn nên ngắm nhìn biển mây, như vậy thoải mái hơn.
Những lời này thực ra phần nhiều là Vi Lượng tự nói với mình, càng không hi vọng tiểu cô nương nghe hiểu.
Trên thực tế nếu đổi thành cha mẹ của Nguyên Ngôn Tự tới nghe cũng vô dụng. Không phải nghe không hiểu, mà là cảm thấy thế đạo như vậy, nói những chuyện này, còn không thiết thực bằng những chuyện viễn vông cách mặt đất vạn dặm.
Hơn hai trăm năm trước Vi Lượng đã là một vị địa tiên, nhưng vì muốn thúc đẩy học vấn bản thân, muốn dùng chuyển biến của phong thổ một nước, làm thời cơ chứng đạo và xem đạo của mình. Thế là hắn đã dùng tên giả “Vi Tiềm”, đi tới đông nam bộ Bảo Bình châu, giúp thái tổ họ Đường nước Thanh Loan dựng nước. Sau đó phụ tá hoàng đế họ Đường đời này qua đời khác, định ra pháp luật.
Trước Phật Đạo tranh luận lần này, Vi Lượng chưa bao giờ dùng thân phận tu sĩ địa tiên đối phó với quan viên triều đình và người tu hành. Lao tâm lao lực như vậy, nhưng tiến triển vẫn rất chậm chạp, thậm chí trong hai đời hoàng đế còn đi theo đường cũ một đoạn lớn. Chuyện này khiến Vi Lượng rất thất vọng.
Cuối cùng Vi Lượng mỉm cười rời đi, chỉ nhắc nhở Nguyên Ngôn Tự phải giữ bí mật về chuyện thư từ và phủ đô đốc.
Sau khi Vi Lượng biến mất, cha mẹ của Nguyên Ngôn Tự và khách khanh gia tộc mới đi tới bên cạnh cô, bắt đầu hỏi thăm chi tiết cuộc trò chuyện.
Nguyên Ngôn Tự không dám che giấu, lúc đầu cũng muốn nghe theo vị tiên sinh kia, giữ bí mật về chuyện phủ đô đốc và thư từ. Chỉ là không cẩn thận lỡ miệng, bị vị lão tiên sinh khách khanh gia tộc kia nắm được đầu mối, nét mặt hiền từ lại ẩn giấu huyền cơ vặn hỏi một phen. Nguyên Ngôn Tự đắn đo rất lâu, không lay chuyển được cha mẹ truy hỏi bức thiết, đành phải nói thẳng ra.
Lão khách khanh rất vui mừng, thì thầm với nho sĩ trung niên, nói rằng người nọ nhất định là tu sĩ cung phụng của đại đô đốc kia, không chừng còn là tâm phúc bên cạnh Vi đại đô đốc. Nguyên gia thật có phúc.
Lão khách khanh Nguyên gia lại dặn dò vị nho sĩ kia, những thần tiên trên núi này tính tình khó lường, không thể suy đoán theo lẽ thường. Cho nên không thể vẽ rắn thêm chân, tuyệt đối không được đến nhà thăm viếng cảm ơn gì đó, Nguyên gia cứ xem như không biết gì là được.
Hai vợ chồng rất kích động.
Chỉ có Nguyên Ngôn Tự tràn đầy áy náy với vị thần tiên kia, ngồi xuống bên cạnh lan can, cảm thấy hơi mất mát.
Vi Lượng đã đi xa thở dài một tiếng. Loại chuyện nhỏ này không đáng nói là khiến hắn thất vọng, càng sẽ không vì vậy mà nuốt lời, chỉ là không kinh ngạc vui mừng mà thôi. Sau này ở kinh thành nước Thanh Loan, Nguyên gia vốn chỉ xem như thế gia hạng hai, một khi gặp phải phiền phức, cho dù không thể gởi thư đến phủ đô đốc, Vi Lượng hắn vẫn sẽ ra tay trợ giúp một lần.
Có điều tiểu cô nương tên là Nguyên Ngôn Tự kia, đã mất đi một cơ duyên tiên gia có thể đạp lên đường tu hành. Chỉ là Vi Lượng cũng biết, đối với Nguyên Ngôn Tự thì đây chưa chắc đã là chuyện xấu.
Có thể được an ổn trên thế gian đã không dễ. Lên núi tu đạo, trở thành luyện khí sĩ rồi, một khi bắt đầu đọ sức với ông trời, không nói đến thiện ác của nhân tính, chỉ cần là người tâm chí không kiên định thì thường khó chết già.
- --------
Trần Bình An dắt tay Bùi Tiền trở về phòng mình trên thuyền.
Bùi Tiền lần đầu tiên nói hôm nay phải chép thêm năm trăm chữ.
Trần Bình An không ngăn cản, chỉ là nhắc nhở hôm nay chép nhiều, không thể xem như của ngày mai.
Bùi Tiền ưỡn ngực nói:
- Đương nhiên là vậy.
Lúc chép sách, hồ lô nhỏ màu vàng được Bùi Tiền đặt ở bên tay.
Có điều mấy tu sĩ sông núi trong lòng lại dễ chịu hơn một chút. Nếu đám người lỗ mãng kia thật sự nhân họa được phúc, dựa thế một kiếm tu trẻ tuổi sâu không thấy đáy như vậy, bọn họ còn không ghen tị đến chết sao.
Thấy Trần Bình An yên lặng nhìn Bùi Tiền chép sách, kiểm tra xem mỗi nét có sơ suất hay không, Thạch Nhu đột nhiên có một loại cảm giác, mình làm quỷ vật mấy trăm năm dường như vô ích rồi.
Chẳng phải hắn còn chưa đến hai mươi tuổi sao? Đối với lòng người nhỏ bé, không nên nhìn thấu triệt như vậy mới đúng.
Trần Bình An đột nhiên quay đầu cười hỏi:
- Ngươi nhìn ta rất lâu rồi, có chuyện gì vậy?
Thạch Nhu hơi ngượng ngùng, chỉ lắc đầu.
Thấy Trần Bình An tỏ ra khó hiểu, Thạch Nhu lại sợ hắn nghĩ sai, cho rằng mình có mơ tưởng hão huyền gì đó, càng không được tự nhiên. Cô đột nhiên đứng dậy, xoay người rời đi.
Hạng ba, cảnh giới Nguyên Anh. Hoặc là công lao tương đương với mở rộng lãnh thổ một châu.
Hạng tư, cảnh giới Kim Đan.
Dần dần hạ xuống, cho đến hạng chín cuối cùng.
Phân chia cụ thể khá phức tạp, không liên quan tuyệt đối đến cảnh giới của luyện khí sĩ. Phải tham khảo triều đình Đại Ly, nhất là quân đội lần này xuôi nam, ghi chép công lao lớn nhỏ.
Trong đó Nguyễn Cung của Long Tuyền kiếm tông là người đứng đầu hạng hai, còn là người tạm thời đứng ở vị trí thứ nhất trong sổ tiên nhân, tương lai sẽ được họ Tống Đại Ly dùng làm sổ công lao.
Ngoài ra còn có hai tổ đình Binh gia là núi Chân Vũ và miếu Phong Tuyết, cùng với đại phái kiếm tu là vườn Phong Lôi và núi Chính Dương.
Phía dưới nữa là những thế lực như cung Trường Xuân Đại Ly, núi Vân Hà, họ Hứa thành Thanh Phong.
Tất cả đều cần có một hai danh ngạch, nhất định phải được ghi vào sổ sách vinh quang này, hơn nữa xếp hạng chắc chắn không thấp.
Còn như tu sĩ sở hữu lệnh bài thái bình vô sự do Hình bộ Đại Ly ban phát, tất nhiên cùng nằm trong hàng ngũ.
Sau này các lộ tiên sư dẫn đầu quy phục Đại Ly, bất kể xuất thân là tiên sư gia phả hay tu sĩ sông núi, đều có thể bước vào trong đó.
Gần đây Vi Lượng vẫn đang hoàn thiện chi tiết, chuyện này cần người kia cung cấp cho hắn rất nhiều tình báo, thậm chí là nội tình liên quan đến vận mệnh của một nước, sống chết của đế vương.
Vi Lượng đặt bút lông trong tay vào giá bút, sau đó đứng lên, chậm rãi đi dạo trong phòng.
Sở dĩ hắn chịu làm chuyện này, cũng không phải vì đại thế ép buộc, phải nương nhờ con hổ thêu kia. Trên thực tế với tính tình của Vi Lượng, nếu Thôi Sàm không thể thuyết phục hắn, hắn có thể từ bỏ công sức hơn hai trăm năm ở nước Thanh Loan, đi châu khác làm lại. Chẳng hạn như Bắc Câu Lô Châu càng coi trời bằng vung, hay như Đồng Diệp châu thế cuộc khá vững chắc. Đã có nền tảng của nước Thanh Loan, chẳng qua là vất vả thêm một hai trăm năm mà thôi.
Nhưng lần này Thôi Sàm tự mình tới nước Thanh Loan, người đầu tiên mà lão tìm đến chính là Vi Lượng hắn. Thôi Sàm và hắn đã trò chuyện thẳng thắn với nhau một phen, sau khi biết được phương hướng quốc sách của vị quốc sư Đại Ly này và vương triều Đại Ly, Vi Lượng đã quyết định hợp tác.
Hợp tác chứ không phải quy phục. Vi Lượng không nhân nhượng vì lợi ích, không cò kè bớt một thêm hai, Thôi Sàm cũng không chất vấn chuyện này.
Không thể phủ nhận, thứ mà Thôi Sàm theo đuổi còn sâu xa hơn Vi Lượng. Cho nên Vi Lượng rất mong chờ một ngày nào đó, cảnh tượng mà Thôi Sàm nói sẽ xuất hiện trước mắt mình.
“Khắc quốc pháp Đại Ly lên bia văn, lập bia trên đỉnh dãy núi Bảo Bình châu!”
Vi Lượng đi tới cửa sổ, ánh mắt nóng bỏng, trong lòng có hào khí sôi sục, còn hơn cả biển mây cuồn cuộn dưới chân chỉ chảy qua giữa hai ngọn núi lớn.
Đại trượng phu làm như vậy, mới có thể không uổng đời này, không phụ học vấn bản thân.
- --------
Trần Bình An đã từng ngồi ba chiếc thuyền vượt châu, biết chiếc thuyền tên là Thanh Y này vốn chạy chậm, không ngờ lại đi khá nhiều đường vòng. Thuyền cố ý đi dọc theo đông bắc và vùng biên giới phía bắc nước Thanh Loan, thả vài nhóm khách xuống, sau đó mới rời khỏi lãnh thổ nước Thanh Loan.
Vốn tưởng rằng có thể đi nhanh hơn một chút, nhưng thuyền lại dừng ở lãnh thổ một nước chư hầu phía bắc nước Vân Tiêu. Cuối cùng một ngày vào giữa trưa, thuyền dứt khoát lơ lửng giữa trời, dừng lại ở khu vực Trung Nhạc của nước nhỏ này. Bọn họ nói là hoàng hôn ngày mai mới lên đường, hành khách có thể đến ngọn Trung Nhạc kia ngắm cảnh. Nhất là vừa dịp gặp được đánh cược đá một năm bốn lần, có cơ hội thì nên cược nhỏ cho vui, biết đâu gặp được may mắn thì càng là chuyện tốt.
Ngọn Trung Nhạc này của nước Thừa Thiên có đá đăng hỏa, được khen là “núi Vân Hà nhỏ”. Một khi đặt cược đúng, dùng mấy đồng tiền hoa tuyết là có thể mở ra tủy đá đăng hỏa thượng đẳng, chỉ cần lớn chừng nắm tay thì cũng có thể phất lên chỉ trong một đêm.
Mười năm trước có một tu sĩ sông núi, đã dùng hai mươi sáu đồng tiền hoa tuyết còn lại trên người, mua một khối đá đăng hỏa không ai coi trọng, lớn như cái đôn. Kết quả mở ra tủy đá đăng hỏa đỏ như ngọn lửa, giá trị ba mươi đồng tiền tiểu thử.
Đương nhiên nếu khách không muốn xuống thuyền, cũng có thể ở lại trên thuyền nghỉ ngơi.
Nghe tỳ nữ trên thuyền giải thích, Trần Bình An nhất thời không biết nói gì. Sau khi tỳ nữ kia rời đi, Trần Bình An đi tới cửa sổ, nhìn cái gọi là Trung Nhạc một nước cách đó không xa, dở khóc dở cười.
Gọi là Trung Nhạc, nhưng không cần so sánh với núi Phi Vân ở quê nhà, ngay cả núi Lạc Phách chỉ thuộc về hắn cũng hùng vĩ hơn ngọn núi này rất nhiều.
Trần Bình An đành phải dẫn theo ba người chuẩn bị xuống thuyền, chờ những chiếc thuyền nhỏ qua lại, đưa bọn họ tới ngọn “núi lớn” Trung Nhạc nước Thừa Thiên kia.
Hắn dùng cái mông để nghĩ cũng biết, thần linh của ngọn Trung Nhạc này và chủ nhân của thuyền Thanh Y, chắc chắn là đồng bạn làm ăn, đôi bên cùng có lợi.
Trong lúc bọn Trần Bình An chờ thuyền nhỏ đón người, đám hành khách xung quanh đều theo bản năng tránh ra, dù không ngang nhiên chỉ chỉ trỏ trỏ nhưng khó tránh khỏi thì thầm.
Lúc trước đám người giang hồ chịu thiệt dưới tay “kiếm tu trẻ tuổi”, đến phòng xin lỗi không có kết quả, đã sớm ảo não xuống thuyền, không dám ở lâu.
Tâm tình của mọi người khác nhau. Tiên sư gia phả dù tuổi tác lớn hay nhỏ, phần nhiều là đố kị Trần Bình An nuôi dưỡng ra hai thanh phi kiếm bản mệnh, chỉ là ẩn giấu rất tốt. Tu sĩ sông núi thì rất sợ hãi. Còn những người thế tục có tiền, sau khi nghe nhân sĩ các phương trên thuyền đàm luận thổi phồng, phần lớn đều cảm thấy kiếm tu quả nhiên ngang ngược bá đạo giống như lời đồn.
Chỉ có phía nhà thuyền gần đây khá cung kính với nhóm người Trần Bình An, chọn ra một cô gái xinh đẹp, thỉnh thoảng gõ cửa đưa tới một mâm rau quả tiên gia.
Trên thuyền còn có một lầu các nhỏ được gọi bằng cái tên khá hay là “nhà Tiên Khí”, dùng cho một số khách quý ngồi thuyền Thanh Y lưu lại thư pháp.
Trần Bình An khéo léo từ chối, chỉ bảo Chu Liễm đi viết một bức tranh chữ ứng phó.
Bọn Trần Bình An ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ dưới đáy có khắc bùa chú, ánh sáng vàng lưu chuyển, đi tới chân núi Trung Nhạc kia.
Khách hành hương chân chính không nhiều, đa số là con cháu quyền quý và hào kiệt giang hồ nước Thừa Thiên tới đây cược đá. Có điều những nhân vật đã quen ngước mặt lên trời ở vương triều thế tục này, đụng phải khách từ thuyền nhỏ đi xuống, âm thanh đi đường nói chuyện đều nhỏ hơn bình thường rất nhiều.
Trên thuyền có ba người đưa hương thuộc các miếu thờ khác nhau ở Trung Nhạc, vì tranh đoạt khách mà thiếu chút nữa đánh nhau. Người buôn bán hương khói của thần miếu Trung Nhạc là tính tình nóng nảy nhất. Còn lại là người buôn bán hương khói của một đạo quán giữa sườn núi và một ngôi chùa ở chân núi, mặc dù nhìn như tránh né xung đột, nhưng trong lời nói cũng là dao mềm bay loạn.
Ba người thi triển sở trưởng, đều có thu hoạch. Lần này bọn họ ngồi thuyền nhỏ đi lên lôi kéo, đều dẫn theo một số hành khách muốn thắp hương xuống thuyền.
Quản sự trên thuyền đặc biệt dẫn người đưa hương của miếu sơn thần Trung Nhạc kia tới chỗ nhóm người Trần Bình An, giới thiệu một chút.
Sau khi nghe nói Trần Bình An tạm thời không muốn xin hương, người đàn ông kia vẫn tươi cười, nói vài câu khách sáo theo thông lệ, chẳng hạn như Trần công tử đại giá quang lâm đã là vinh hạnh rồi.
Đợi đến khi Trần Bình An đặt chân xuống đất, người buôn bán hương khói kia vẫn ở trên thuyền, đứng bên cạnh lan can, nhổ một ngụm nước bọt ra bên ngoài.
Chu Liễm cười híp mắt nói:
- Thiếu gia thấy thế nào? Hay là lão nô lần đầu tiên ngự gió, khen thưởng cho tên tráng sĩ này?
Trần Bình An xua tay:
- Không chừng cả đời cũng chỉ gặp nhau một lần, không ân không oán, so đo chuyện này làm gì.
Bùi Tiền tò mò hỏi:
- Sao vậy?
Bùi Tiền nghiêng đầu, cười rạng rỡ, bỗng nhiên quay đầu vung tay lên với lão chủ tiệm:
- Mở đá!
Sau đó cô trả lại ba đồng tiền hoa tuyết còn dư cho Thạch Nhu, nhỏ giọng nói:
- Còn thiếu tỷ năm đồng, sau này sẽ trả lại cho tỷ.
Một nén nhang sau, cả con đường dài ở chân núi đều rung động.
Bùi Tiền vốn đeo nghiêng cái bọc, lúc này lại có thêm một bọc hành lý nặng nề.
Ở phía sau, ông chủ cửa tiệm kia đấm ngực giậm chân, hối hận không thôi.
Tủy đá đăng hỏa trăm năm khó gặp, giá trị ba đồng tiền cốc vũ!
Hai tay Chu Liễm lồng trong tay áo, cười híp mắt chậm rãi theo sau Bùi Tiền nghênh ngang.
Thạch Nhu chỉ cảm thấy khó tưởng tượng.
Trần Bình An vừa lúc xuống núi, đi tới đầu cuối con đường.
Thấy Bùi Tiền bị nhiều người nhìn chăm chú, Trần Bình An không hiểu chuyện gì.
Vừa nhìn thấy bóng dáng quen thuộc kia, Bùi Tiền lập tức chạy như bay tới, mệt đến thở hồng hộc.
Trần Bình An cười hỏi:
- Thế nào rồi, là Chu Liễm hay Thạch Nhu mua hời à?
Bùi Tiền chỉ cười.
Chu Liễm và Thạch Nhu đi đến bên cạnh hai thầy trò. Chu Liễm nhẹ giọng cười nói:
- Thiếu gia, con nhóc bồi tiền này đã dùng mười lăm đồng tiền hoa tuyết, mở ra một khối tủy đá đăng hỏa, giá trị ít nhất ba đồng tiền cốc vũ.
Trần Bình An cười xoa đầu Bùi Tiền:
- Lợi hại như vậy à.
Cao hứng thì có cao hứng, nhưng không đáng nói là kinh ngạc hay mừng rỡ.
Cặp mắt Bùi Tiền híp lại thành hình trăng non, nghiêng đầu qua, vất vả lấy cái bọc xuống, đưa cho Trần Bình An:
- Sư phụ, tặng cho ngài.
Trần Bình An cười khoát tay nói:
- Tự mình giữ đi, sau này chờ ngươi tích góp tiền mua giá để bảo vật rồi, đặt ở chỗ trên cùng dễ thấy nhất. Ai nhìn thấy cũng hâm mộ, biết ngươi là một tài chủ nhỏ.
Bùi Tiền lắc đầu, giải thích:
- Con nhớ ra rồi, ngày mà con bắt được thỏ hoang rồi lại thả, hóa ra là ngày sinh của sư phụ ngài. Vừa lúc dùng thứ này làm quà sinh nhật tặng sư phụ.
Trần Bình An ngạc nhiên, trầm mặc rất lâu, lòng bàn tay đặt trên đầu nhỏ của Bùi Tiền, cười nheo mắt lại:
- Thế à, vậy sư phụ sẽ nhận nhé.
Đây là lần đầu tiên Chu Liễm nhìn thấy Trần Bình An vui vẻ như vậy.
Lúc trước trùng phùng với Trương Sơn Phong và Từ Viễn Hà, Trần Bình An dĩ nhiên cũng rất vui vẻ, nhưng không phải loại vui vẻ hiện giờ.
Bùi Tiền gật đầu, xin lỗi:
- Nhưng mà sư phụ, mồng năm tháng năm sang năm, con chưa chắc có thể tặng lễ vật tốt như vậy.
Trần Bình An cầm lấy cái bọc kia, bỏ vào hòm trúc sau lưng, dắt tay Bùi Tiền cùng đi trên đường.
Bùi Tiền phấn khởi kể lại cảnh tượng sau khi mở đá, mọi người đều mở to mắt. Trần Bình An mỉm cười nghe cô bé lải nhải.
Trời chiều ngả về phía tây.
Ánh tà dương kéo dài bóng dáng một lớn một nhỏ.
Hai tay Chu Liễm vẫn lồng trong tay áo, ánh mắt Thạch Nhu dịu dàng.
Tiểu cô nương do dự một thoáng:
- Tôi tên là Nguyên Ngôn Tự.
Vi Lượng gật đầu nói:
- Lời nói cần có nội dung và thứ tự, như vậy xem ra, trong nhà ngươi có trưởng bối là người tôn sùng “nghĩa pháp thuyết” của phái Đồng Thành năm xưa. Nhánh học vấn này đã yên lặng rất nhiều năm rồi, như vậy ta đoán chắc không phải là tên do cha ngươi đặt, chắc là ông nội ngươi đặt đúng không?
Nguyên Ngôn Tự mở to mắt, càng bái phục người này, như vậy cũng đoán được sao?
Vi Lượng cười hỏi:
- Chúng ta trò chuyện một chút nhé?
Nguyên Ngôn Tự chạy chầm chậm mấy bước, ngồi xuống bên cạnh đối phương:
- Tiên sinh ngài cứ nói, tôi sẽ lắng nghe.
Ở phía xa, mẫu thân của Nguyên Ngôn Tự vẻ mặt lo lắng, muốn đi đưa con gái của mình về bên cạnh. Phu quân của bà là một văn sĩ trung niên nho nhã, cũng dự định như vậy. Trên thuyền tiên gia không có ai là người đơn giản.
Có điều lão khách khanh gia tộc đi theo bên cạnh bọn họ lại lắc đầu với nho sĩ trung niên, nhẹ giọng nói:
- Không chừng là một cơ duyên tiên gia, chúng ta tốt nhất cứ bình tĩnh theo dõi biến hóa.
Lúc này hai vợ chồng mới yên tâm hơn một chút, đồng thời cũng có phần mong đợi.
Vi Lượng dứt khoát ngồi xếp bằng, hai tay chống lên đầu gối. Chiếc thuyền tiên gia này đã chạy vào phía trên một biển mây, ngoài lan can giống như một con sông dài trắng như tuyết, đã trở thành một chiếc thuyền đúng như ý nghĩa.
Trước tiên Vi Lượng hỏi tiểu cô nương Nguyên Ngôn Tự cách nhìn về trận sóng gió lúc trước, tiểu cô nương liền nói ra suy nghĩ của mình.
Thấy vị thần tiên này gật đầu, Nguyên Ngôn Tự liền vui vẻ, cuối cùng đã có người đồng ý với quan điểm của mình rồi.
Vi Lượng chậm rãi nói:
- Những đứa trẻ vào đời không sâu như các ngươi, đều là... nói thế nào nhỉ, giống như một món đồ sứ xinh đẹp nhưng mong manh. Tương lai được đặt vào nơi thanh nhã, hay là biến thành bình vỡ bên cạnh lò, phải xem dạy có tốt hay không. Dạy tốt rồi, biểu hiện sẽ đoan chính; dạy không tốt, lớn lên sẽ không đứng đắn.
- Ngôn truyền thân giáo (dạy người thế nào, mình làm như vậy), cái sau còn quan trọng hơn. Ngôn truyền là hư, thân giáo là thực, bởi vì trẻ con chưa chắc đã nghe hiểu được đạo lý của người lớn, nhưng lại rất tò mò với thế giới. Muốn đứa trẻ nghe vào trong tai, chứa được đạo lý rất khó.
- Trong mắt đứa trẻ, nhìn thấy càng nhiều thì càng dễ nhớ được hình dáng đại khái của thế đạo này. Tương đối dễ hiểu, đen trắng rõ ràng, non nớt lại càng đáng quý. Cứ thay đổi một cách âm thầm như vậy, chính mình cũng hoàn toàn không phát giác, từng li từng tí, năm năm tháng tháng, thế giới trong suy nghĩ sẽ định hình, lại khó sửa đổi.
- Cho nên rất nhiều người sau khi lớn lên trưởng thành, có một số hành động kỳ lạ trái với ấn tượng của người khác, thực ra đã có thể nhìn được từ sớm. Tại thời khắc mấu chốt để mài giũa con người, lời nói và việc làm của cha mẹ rất quan trọng. Khi con mình làm sai, khiển trách nhưng không mắng đúng điểm mấu chốt, hoặc là cảm thấy con cái nhà mình tuổi tác quá nhỏ, quyết định xem như không thấy, cuối cùng chẳng phải là hại người hại mình, hại cả con cái sao.
- Cho nên phải thưởng phạt phân minh, cha mẹ phải học cách lập quy củ cho con cái. Nhân nghĩa là cội nguồn của lý, hình phạt là cuối cùng của lý.
Vi Lượng nói một cách ổn định, không nhanh không chậm.
Nguyên Ngôn Tự nghe rất nghiêm túc, thỉnh thoảng chớp chớp mắt.
Vi Lượng tiếp tục nói:
- Cho nên lúc còn nhỏ, cha mẹ dùng hành động bản thân dạy con cái nhân nghĩa. Lớn lên một chút, thầy giáo ở trường dạy học trò nhân nghĩa trong sách. Hai bên bổ trợ cho nhau, người trước dạy thực tế còn người sau dạy nâng cao, thiếu một thứ cũng không được, càng không thể cản trở lẫn nhau.
Nguyên Ngôn Tự vẫn luôn im lặng không nói gì, cũng không rõ có hiểu hay không. Nhưng cô vẫn biết lúc người khác nói chuyện, mình nên dựng tai lắng nghe, không nói chen vào.
Vi Lượng quay đầu cười hỏi:
- Có biết loại người nào chịu nghe người khác nói đạo lý không?
Nguyên Ngôn Tự lắc đầu.
Vi Lượng liền tự hỏi tự đáp:
- Lúc đầu là trẻ con nghe cha mẹ, sau đó là học trò nghe thầy giáo, sau khi lớn lên là kẻ yếu nghe kẻ mạnh, người nghèo nghe người giàu, thần tử nghe quân vương, còn có dưới núi nghe trên núi, trên núi nghe đỉnh núi. Như vậy lại có vấn đề, nếu kẻ mạnh nói không đúng, kẻ yếu lại khăng khăng xem tất cả lời nói đạo lý của kẻ mạnh là chuẩn mực, phải làm sao đây?
- Đạo đức nhân nghĩa đã rất khó hiệu quả, vậy thì phải có pháp luật. Trên đời phải có một thứ, khiến người ta càng kính sợ hơn tất cả pháp thuật tiên gia trên núi, khiến kẻ mạnh cũng phải bó tay bó chân, khiến những người này giống như đứa trẻ phạm sai lầm, sợ cha mẹ khiển trách. Giống như chổi lông gà và thước của thầy giáo dạy học, một khi phạm sai lầm sẽ bị đánh vào tay.
Hắn tươi cười rạng rỡ:
- Nghe không hiểu lắm, đúng không?
Nguyên Ngôn Tự đương nhiên nghe không hiểu, trong đầu rối tung:
- Ừm.
Vi Lượng cười ha hả nói:
- Thực ra ngươi đã nghe vào, chỉ là tạm thời không hiểu mà thôi, đều chứa ở trong lòng ngươi. Như vậy đã lợi hại hơn rất nhiều người lớn rồi, bọn họ thường là sau khi chịu thiệt, mới học được một chút khôn vặt đối nhân xử thế. Tiểu cô nương, mặc dù tư chất tu hành của ngươi bình thường, nhưng hôm nay gia cảnh tốt, không lo cơm áo, không có nhiều chuyện khiến cho tâm tính biến đổi. Về sau gả cho một người đàn ông tốt, đời này xem như không tệ rồi.
Nguyên Ngôn Tự hơi ngượng ngùng.
Loại chuyện lấy chồng này, cô đã từng chơi đùa với đám bạn cùng lứa, chỉ là trẻ con bắt chước sinh hoạt người lớn mà thôi. Mỗi lần đều sẽ tìm một tấm vải gấm đỏ, đội lên đầu “tân nương”. Nếu “phu quân” là con mọt sách của Lưu phủ kế bên, cô sẽ cười nhiều một chút, còn nếu là tên mập mạp của Mã phủ, cô sẽ không muốn cười nữa.
Vi Lượng vươn một ngón tay ra:
- Thấy ngươi thông minh lại hiểu chuyện như vậy, nói với ngươi một việc. Chờ sau khi ngươi lớn lên, nếu gặp phải cửa ải khó khăn mà ngươi cảm thấy gia tộc không thể ứng phó, nhớ đến phủ đại đô đốc ở phía nam kinh thành, tìm một người tên là Vi Lượng. Ừm, nếu như sự tình khẩn cấp, gởi một bức thư cũng được.
Nguyên Ngôn Tự rụt rè nói:
- Tiên sinh, đó là chuyện rất nhiều năm sau, hay là bỏ đi?
Vi Lượng lắc đầu cười nói:
- Không thể cho rằng như vậy. Thời gian như nước chảy rào rào, chỉ trong chớp mắt ngươi đã lớn rồi, lại chớp mắt một cái...
“Có thể đã chết già rồi”, chỉ là Vi Lượng cũng không nói ra những lời không phù hợp này.
Vi Lượng mỉm cười nói:
- Người thiện bị người khác ức hiếp, vậy không làm người tốt nữa sao? Kẻ ác tự có kẻ ác hơn trừng trị, vậy nên đi làm kẻ xấu sao? Quân tử có thể bị lừa gạt bằng cách hợp tình lý, vậy cảm thấy khi dễ quân tử là đúng sao? Như vậy không đúng.
- Có điều thiện ác của con người quá phức tạp, cho dù đã nhận định đúng sai thị phi, xử trí thế nào vẫn là phiền phức rất lớn. Giống như sóng gió trên thuyền hôm nay, người trẻ tuổi đeo kiếm kia nếu kiên nhẫn nói đạo lý với đối phương, người ta sẽ nghe sao? Ngoài miệng nói nghe, trong lòng sẽ đồng ý sao? Như vậy nói hay không nói có ý nghĩa gì?
- Bởi vì thứ mà đám người kia chịu nghe, không phải là những đạo lý chân chính, mà là tình thế trước mắt. Sau khi hai bên mỗi người một ngả, giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, tất cả sẽ lại như cũ. Không chừng ngồi xuống nói đạo lý, ngược lại sẽ khiến cả người tanh tưởi... Bỏ đi, không nói những chuyện này nữa, chúng ta vẫn nên ngắm nhìn biển mây, như vậy thoải mái hơn.
Những lời này thực ra phần nhiều là Vi Lượng tự nói với mình, càng không hi vọng tiểu cô nương nghe hiểu.
Trên thực tế nếu đổi thành cha mẹ của Nguyên Ngôn Tự tới nghe cũng vô dụng. Không phải nghe không hiểu, mà là cảm thấy thế đạo như vậy, nói những chuyện này, còn không thiết thực bằng những chuyện viễn vông cách mặt đất vạn dặm.
Hơn hai trăm năm trước Vi Lượng đã là một vị địa tiên, nhưng vì muốn thúc đẩy học vấn bản thân, muốn dùng chuyển biến của phong thổ một nước, làm thời cơ chứng đạo và xem đạo của mình. Thế là hắn đã dùng tên giả “Vi Tiềm”, đi tới đông nam bộ Bảo Bình châu, giúp thái tổ họ Đường nước Thanh Loan dựng nước. Sau đó phụ tá hoàng đế họ Đường đời này qua đời khác, định ra pháp luật.
Trước Phật Đạo tranh luận lần này, Vi Lượng chưa bao giờ dùng thân phận tu sĩ địa tiên đối phó với quan viên triều đình và người tu hành. Lao tâm lao lực như vậy, nhưng tiến triển vẫn rất chậm chạp, thậm chí trong hai đời hoàng đế còn đi theo đường cũ một đoạn lớn. Chuyện này khiến Vi Lượng rất thất vọng.
Cuối cùng Vi Lượng mỉm cười rời đi, chỉ nhắc nhở Nguyên Ngôn Tự phải giữ bí mật về chuyện thư từ và phủ đô đốc.
Sau khi Vi Lượng biến mất, cha mẹ của Nguyên Ngôn Tự và khách khanh gia tộc mới đi tới bên cạnh cô, bắt đầu hỏi thăm chi tiết cuộc trò chuyện.
Nguyên Ngôn Tự không dám che giấu, lúc đầu cũng muốn nghe theo vị tiên sinh kia, giữ bí mật về chuyện phủ đô đốc và thư từ. Chỉ là không cẩn thận lỡ miệng, bị vị lão tiên sinh khách khanh gia tộc kia nắm được đầu mối, nét mặt hiền từ lại ẩn giấu huyền cơ vặn hỏi một phen. Nguyên Ngôn Tự đắn đo rất lâu, không lay chuyển được cha mẹ truy hỏi bức thiết, đành phải nói thẳng ra.
Lão khách khanh rất vui mừng, thì thầm với nho sĩ trung niên, nói rằng người nọ nhất định là tu sĩ cung phụng của đại đô đốc kia, không chừng còn là tâm phúc bên cạnh Vi đại đô đốc. Nguyên gia thật có phúc.
Lão khách khanh Nguyên gia lại dặn dò vị nho sĩ kia, những thần tiên trên núi này tính tình khó lường, không thể suy đoán theo lẽ thường. Cho nên không thể vẽ rắn thêm chân, tuyệt đối không được đến nhà thăm viếng cảm ơn gì đó, Nguyên gia cứ xem như không biết gì là được.
Hai vợ chồng rất kích động.
Chỉ có Nguyên Ngôn Tự tràn đầy áy náy với vị thần tiên kia, ngồi xuống bên cạnh lan can, cảm thấy hơi mất mát.
Vi Lượng đã đi xa thở dài một tiếng. Loại chuyện nhỏ này không đáng nói là khiến hắn thất vọng, càng sẽ không vì vậy mà nuốt lời, chỉ là không kinh ngạc vui mừng mà thôi. Sau này ở kinh thành nước Thanh Loan, Nguyên gia vốn chỉ xem như thế gia hạng hai, một khi gặp phải phiền phức, cho dù không thể gởi thư đến phủ đô đốc, Vi Lượng hắn vẫn sẽ ra tay trợ giúp một lần.
Có điều tiểu cô nương tên là Nguyên Ngôn Tự kia, đã mất đi một cơ duyên tiên gia có thể đạp lên đường tu hành. Chỉ là Vi Lượng cũng biết, đối với Nguyên Ngôn Tự thì đây chưa chắc đã là chuyện xấu.
Có thể được an ổn trên thế gian đã không dễ. Lên núi tu đạo, trở thành luyện khí sĩ rồi, một khi bắt đầu đọ sức với ông trời, không nói đến thiện ác của nhân tính, chỉ cần là người tâm chí không kiên định thì thường khó chết già.
- --------
Trần Bình An dắt tay Bùi Tiền trở về phòng mình trên thuyền.
Bùi Tiền lần đầu tiên nói hôm nay phải chép thêm năm trăm chữ.
Trần Bình An không ngăn cản, chỉ là nhắc nhở hôm nay chép nhiều, không thể xem như của ngày mai.
Bùi Tiền ưỡn ngực nói:
- Đương nhiên là vậy.
Lúc chép sách, hồ lô nhỏ màu vàng được Bùi Tiền đặt ở bên tay.
Có điều mấy tu sĩ sông núi trong lòng lại dễ chịu hơn một chút. Nếu đám người lỗ mãng kia thật sự nhân họa được phúc, dựa thế một kiếm tu trẻ tuổi sâu không thấy đáy như vậy, bọn họ còn không ghen tị đến chết sao.
Thấy Trần Bình An yên lặng nhìn Bùi Tiền chép sách, kiểm tra xem mỗi nét có sơ suất hay không, Thạch Nhu đột nhiên có một loại cảm giác, mình làm quỷ vật mấy trăm năm dường như vô ích rồi.
Chẳng phải hắn còn chưa đến hai mươi tuổi sao? Đối với lòng người nhỏ bé, không nên nhìn thấu triệt như vậy mới đúng.
Trần Bình An đột nhiên quay đầu cười hỏi:
- Ngươi nhìn ta rất lâu rồi, có chuyện gì vậy?
Thạch Nhu hơi ngượng ngùng, chỉ lắc đầu.
Thấy Trần Bình An tỏ ra khó hiểu, Thạch Nhu lại sợ hắn nghĩ sai, cho rằng mình có mơ tưởng hão huyền gì đó, càng không được tự nhiên. Cô đột nhiên đứng dậy, xoay người rời đi.
Hạng ba, cảnh giới Nguyên Anh. Hoặc là công lao tương đương với mở rộng lãnh thổ một châu.
Hạng tư, cảnh giới Kim Đan.
Dần dần hạ xuống, cho đến hạng chín cuối cùng.
Phân chia cụ thể khá phức tạp, không liên quan tuyệt đối đến cảnh giới của luyện khí sĩ. Phải tham khảo triều đình Đại Ly, nhất là quân đội lần này xuôi nam, ghi chép công lao lớn nhỏ.
Trong đó Nguyễn Cung của Long Tuyền kiếm tông là người đứng đầu hạng hai, còn là người tạm thời đứng ở vị trí thứ nhất trong sổ tiên nhân, tương lai sẽ được họ Tống Đại Ly dùng làm sổ công lao.
Ngoài ra còn có hai tổ đình Binh gia là núi Chân Vũ và miếu Phong Tuyết, cùng với đại phái kiếm tu là vườn Phong Lôi và núi Chính Dương.
Phía dưới nữa là những thế lực như cung Trường Xuân Đại Ly, núi Vân Hà, họ Hứa thành Thanh Phong.
Tất cả đều cần có một hai danh ngạch, nhất định phải được ghi vào sổ sách vinh quang này, hơn nữa xếp hạng chắc chắn không thấp.
Còn như tu sĩ sở hữu lệnh bài thái bình vô sự do Hình bộ Đại Ly ban phát, tất nhiên cùng nằm trong hàng ngũ.
Sau này các lộ tiên sư dẫn đầu quy phục Đại Ly, bất kể xuất thân là tiên sư gia phả hay tu sĩ sông núi, đều có thể bước vào trong đó.
Gần đây Vi Lượng vẫn đang hoàn thiện chi tiết, chuyện này cần người kia cung cấp cho hắn rất nhiều tình báo, thậm chí là nội tình liên quan đến vận mệnh của một nước, sống chết của đế vương.
Vi Lượng đặt bút lông trong tay vào giá bút, sau đó đứng lên, chậm rãi đi dạo trong phòng.
Sở dĩ hắn chịu làm chuyện này, cũng không phải vì đại thế ép buộc, phải nương nhờ con hổ thêu kia. Trên thực tế với tính tình của Vi Lượng, nếu Thôi Sàm không thể thuyết phục hắn, hắn có thể từ bỏ công sức hơn hai trăm năm ở nước Thanh Loan, đi châu khác làm lại. Chẳng hạn như Bắc Câu Lô Châu càng coi trời bằng vung, hay như Đồng Diệp châu thế cuộc khá vững chắc. Đã có nền tảng của nước Thanh Loan, chẳng qua là vất vả thêm một hai trăm năm mà thôi.
Nhưng lần này Thôi Sàm tự mình tới nước Thanh Loan, người đầu tiên mà lão tìm đến chính là Vi Lượng hắn. Thôi Sàm và hắn đã trò chuyện thẳng thắn với nhau một phen, sau khi biết được phương hướng quốc sách của vị quốc sư Đại Ly này và vương triều Đại Ly, Vi Lượng đã quyết định hợp tác.
Hợp tác chứ không phải quy phục. Vi Lượng không nhân nhượng vì lợi ích, không cò kè bớt một thêm hai, Thôi Sàm cũng không chất vấn chuyện này.
Không thể phủ nhận, thứ mà Thôi Sàm theo đuổi còn sâu xa hơn Vi Lượng. Cho nên Vi Lượng rất mong chờ một ngày nào đó, cảnh tượng mà Thôi Sàm nói sẽ xuất hiện trước mắt mình.
“Khắc quốc pháp Đại Ly lên bia văn, lập bia trên đỉnh dãy núi Bảo Bình châu!”
Vi Lượng đi tới cửa sổ, ánh mắt nóng bỏng, trong lòng có hào khí sôi sục, còn hơn cả biển mây cuồn cuộn dưới chân chỉ chảy qua giữa hai ngọn núi lớn.
Đại trượng phu làm như vậy, mới có thể không uổng đời này, không phụ học vấn bản thân.
- --------
Trần Bình An đã từng ngồi ba chiếc thuyền vượt châu, biết chiếc thuyền tên là Thanh Y này vốn chạy chậm, không ngờ lại đi khá nhiều đường vòng. Thuyền cố ý đi dọc theo đông bắc và vùng biên giới phía bắc nước Thanh Loan, thả vài nhóm khách xuống, sau đó mới rời khỏi lãnh thổ nước Thanh Loan.
Vốn tưởng rằng có thể đi nhanh hơn một chút, nhưng thuyền lại dừng ở lãnh thổ một nước chư hầu phía bắc nước Vân Tiêu. Cuối cùng một ngày vào giữa trưa, thuyền dứt khoát lơ lửng giữa trời, dừng lại ở khu vực Trung Nhạc của nước nhỏ này. Bọn họ nói là hoàng hôn ngày mai mới lên đường, hành khách có thể đến ngọn Trung Nhạc kia ngắm cảnh. Nhất là vừa dịp gặp được đánh cược đá một năm bốn lần, có cơ hội thì nên cược nhỏ cho vui, biết đâu gặp được may mắn thì càng là chuyện tốt.
Ngọn Trung Nhạc này của nước Thừa Thiên có đá đăng hỏa, được khen là “núi Vân Hà nhỏ”. Một khi đặt cược đúng, dùng mấy đồng tiền hoa tuyết là có thể mở ra tủy đá đăng hỏa thượng đẳng, chỉ cần lớn chừng nắm tay thì cũng có thể phất lên chỉ trong một đêm.
Mười năm trước có một tu sĩ sông núi, đã dùng hai mươi sáu đồng tiền hoa tuyết còn lại trên người, mua một khối đá đăng hỏa không ai coi trọng, lớn như cái đôn. Kết quả mở ra tủy đá đăng hỏa đỏ như ngọn lửa, giá trị ba mươi đồng tiền tiểu thử.
Đương nhiên nếu khách không muốn xuống thuyền, cũng có thể ở lại trên thuyền nghỉ ngơi.
Nghe tỳ nữ trên thuyền giải thích, Trần Bình An nhất thời không biết nói gì. Sau khi tỳ nữ kia rời đi, Trần Bình An đi tới cửa sổ, nhìn cái gọi là Trung Nhạc một nước cách đó không xa, dở khóc dở cười.
Gọi là Trung Nhạc, nhưng không cần so sánh với núi Phi Vân ở quê nhà, ngay cả núi Lạc Phách chỉ thuộc về hắn cũng hùng vĩ hơn ngọn núi này rất nhiều.
Trần Bình An đành phải dẫn theo ba người chuẩn bị xuống thuyền, chờ những chiếc thuyền nhỏ qua lại, đưa bọn họ tới ngọn “núi lớn” Trung Nhạc nước Thừa Thiên kia.
Hắn dùng cái mông để nghĩ cũng biết, thần linh của ngọn Trung Nhạc này và chủ nhân của thuyền Thanh Y, chắc chắn là đồng bạn làm ăn, đôi bên cùng có lợi.
Trong lúc bọn Trần Bình An chờ thuyền nhỏ đón người, đám hành khách xung quanh đều theo bản năng tránh ra, dù không ngang nhiên chỉ chỉ trỏ trỏ nhưng khó tránh khỏi thì thầm.
Lúc trước đám người giang hồ chịu thiệt dưới tay “kiếm tu trẻ tuổi”, đến phòng xin lỗi không có kết quả, đã sớm ảo não xuống thuyền, không dám ở lâu.
Tâm tình của mọi người khác nhau. Tiên sư gia phả dù tuổi tác lớn hay nhỏ, phần nhiều là đố kị Trần Bình An nuôi dưỡng ra hai thanh phi kiếm bản mệnh, chỉ là ẩn giấu rất tốt. Tu sĩ sông núi thì rất sợ hãi. Còn những người thế tục có tiền, sau khi nghe nhân sĩ các phương trên thuyền đàm luận thổi phồng, phần lớn đều cảm thấy kiếm tu quả nhiên ngang ngược bá đạo giống như lời đồn.
Chỉ có phía nhà thuyền gần đây khá cung kính với nhóm người Trần Bình An, chọn ra một cô gái xinh đẹp, thỉnh thoảng gõ cửa đưa tới một mâm rau quả tiên gia.
Trên thuyền còn có một lầu các nhỏ được gọi bằng cái tên khá hay là “nhà Tiên Khí”, dùng cho một số khách quý ngồi thuyền Thanh Y lưu lại thư pháp.
Trần Bình An khéo léo từ chối, chỉ bảo Chu Liễm đi viết một bức tranh chữ ứng phó.
Bọn Trần Bình An ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ dưới đáy có khắc bùa chú, ánh sáng vàng lưu chuyển, đi tới chân núi Trung Nhạc kia.
Khách hành hương chân chính không nhiều, đa số là con cháu quyền quý và hào kiệt giang hồ nước Thừa Thiên tới đây cược đá. Có điều những nhân vật đã quen ngước mặt lên trời ở vương triều thế tục này, đụng phải khách từ thuyền nhỏ đi xuống, âm thanh đi đường nói chuyện đều nhỏ hơn bình thường rất nhiều.
Trên thuyền có ba người đưa hương thuộc các miếu thờ khác nhau ở Trung Nhạc, vì tranh đoạt khách mà thiếu chút nữa đánh nhau. Người buôn bán hương khói của thần miếu Trung Nhạc là tính tình nóng nảy nhất. Còn lại là người buôn bán hương khói của một đạo quán giữa sườn núi và một ngôi chùa ở chân núi, mặc dù nhìn như tránh né xung đột, nhưng trong lời nói cũng là dao mềm bay loạn.
Ba người thi triển sở trưởng, đều có thu hoạch. Lần này bọn họ ngồi thuyền nhỏ đi lên lôi kéo, đều dẫn theo một số hành khách muốn thắp hương xuống thuyền.
Quản sự trên thuyền đặc biệt dẫn người đưa hương của miếu sơn thần Trung Nhạc kia tới chỗ nhóm người Trần Bình An, giới thiệu một chút.
Sau khi nghe nói Trần Bình An tạm thời không muốn xin hương, người đàn ông kia vẫn tươi cười, nói vài câu khách sáo theo thông lệ, chẳng hạn như Trần công tử đại giá quang lâm đã là vinh hạnh rồi.
Đợi đến khi Trần Bình An đặt chân xuống đất, người buôn bán hương khói kia vẫn ở trên thuyền, đứng bên cạnh lan can, nhổ một ngụm nước bọt ra bên ngoài.
Chu Liễm cười híp mắt nói:
- Thiếu gia thấy thế nào? Hay là lão nô lần đầu tiên ngự gió, khen thưởng cho tên tráng sĩ này?
Trần Bình An xua tay:
- Không chừng cả đời cũng chỉ gặp nhau một lần, không ân không oán, so đo chuyện này làm gì.
Bùi Tiền tò mò hỏi:
- Sao vậy?
Bùi Tiền nghiêng đầu, cười rạng rỡ, bỗng nhiên quay đầu vung tay lên với lão chủ tiệm:
- Mở đá!
Sau đó cô trả lại ba đồng tiền hoa tuyết còn dư cho Thạch Nhu, nhỏ giọng nói:
- Còn thiếu tỷ năm đồng, sau này sẽ trả lại cho tỷ.
Một nén nhang sau, cả con đường dài ở chân núi đều rung động.
Bùi Tiền vốn đeo nghiêng cái bọc, lúc này lại có thêm một bọc hành lý nặng nề.
Ở phía sau, ông chủ cửa tiệm kia đấm ngực giậm chân, hối hận không thôi.
Tủy đá đăng hỏa trăm năm khó gặp, giá trị ba đồng tiền cốc vũ!
Hai tay Chu Liễm lồng trong tay áo, cười híp mắt chậm rãi theo sau Bùi Tiền nghênh ngang.
Thạch Nhu chỉ cảm thấy khó tưởng tượng.
Trần Bình An vừa lúc xuống núi, đi tới đầu cuối con đường.
Thấy Bùi Tiền bị nhiều người nhìn chăm chú, Trần Bình An không hiểu chuyện gì.
Vừa nhìn thấy bóng dáng quen thuộc kia, Bùi Tiền lập tức chạy như bay tới, mệt đến thở hồng hộc.
Trần Bình An cười hỏi:
- Thế nào rồi, là Chu Liễm hay Thạch Nhu mua hời à?
Bùi Tiền chỉ cười.
Chu Liễm và Thạch Nhu đi đến bên cạnh hai thầy trò. Chu Liễm nhẹ giọng cười nói:
- Thiếu gia, con nhóc bồi tiền này đã dùng mười lăm đồng tiền hoa tuyết, mở ra một khối tủy đá đăng hỏa, giá trị ít nhất ba đồng tiền cốc vũ.
Trần Bình An cười xoa đầu Bùi Tiền:
- Lợi hại như vậy à.
Cao hứng thì có cao hứng, nhưng không đáng nói là kinh ngạc hay mừng rỡ.
Cặp mắt Bùi Tiền híp lại thành hình trăng non, nghiêng đầu qua, vất vả lấy cái bọc xuống, đưa cho Trần Bình An:
- Sư phụ, tặng cho ngài.
Trần Bình An cười khoát tay nói:
- Tự mình giữ đi, sau này chờ ngươi tích góp tiền mua giá để bảo vật rồi, đặt ở chỗ trên cùng dễ thấy nhất. Ai nhìn thấy cũng hâm mộ, biết ngươi là một tài chủ nhỏ.
Bùi Tiền lắc đầu, giải thích:
- Con nhớ ra rồi, ngày mà con bắt được thỏ hoang rồi lại thả, hóa ra là ngày sinh của sư phụ ngài. Vừa lúc dùng thứ này làm quà sinh nhật tặng sư phụ.
Trần Bình An ngạc nhiên, trầm mặc rất lâu, lòng bàn tay đặt trên đầu nhỏ của Bùi Tiền, cười nheo mắt lại:
- Thế à, vậy sư phụ sẽ nhận nhé.
Đây là lần đầu tiên Chu Liễm nhìn thấy Trần Bình An vui vẻ như vậy.
Lúc trước trùng phùng với Trương Sơn Phong và Từ Viễn Hà, Trần Bình An dĩ nhiên cũng rất vui vẻ, nhưng không phải loại vui vẻ hiện giờ.
Bùi Tiền gật đầu, xin lỗi:
- Nhưng mà sư phụ, mồng năm tháng năm sang năm, con chưa chắc có thể tặng lễ vật tốt như vậy.
Trần Bình An cầm lấy cái bọc kia, bỏ vào hòm trúc sau lưng, dắt tay Bùi Tiền cùng đi trên đường.
Bùi Tiền phấn khởi kể lại cảnh tượng sau khi mở đá, mọi người đều mở to mắt. Trần Bình An mỉm cười nghe cô bé lải nhải.
Trời chiều ngả về phía tây.
Ánh tà dương kéo dài bóng dáng một lớn một nhỏ.
Hai tay Chu Liễm vẫn lồng trong tay áo, ánh mắt Thạch Nhu dịu dàng.