Xuyên Làm Mẹ Hai Con: Thủ Trưởng, Vợ Anh Dắt Con Đến Tìm Rồi!
Chương 47
“Hôm nay em tiêu kha khá tiền đấy, còn dùng cả phiếu nữa, đặc biệt là phiếu vải, sắp hết sạch rồi.” Tô Chiêu Chiêu chỉ vào hộp kem trân châu và tuyết hoa cao, “Em còn mua cả kem dưỡng da cho mình nữa.” Nói xong, cô nhìn Cố Hành, chờ xem anh phản ứng thế nào.
Cố Hành liếc nhìn một cái, “Lẽ ra em nên mua từ lâu rồi. Anh vừa nhận được phụ cấp, còn được phát thêm nhiều phiếu, tất cả để trong ngăn kéo rồi đấy. Phiếu thì đừng tiết kiệm quá, dùng hết thì nói với anh, anh sẽ đi đổi với người khác.”
Sợ Tô Chiêu Chiêu không tin, anh nói thêm: “Trong quân đội có không ít người độc thân, họ không dùng phiếu vào việc gì cả.”
Cố Hành không hiểu về mấy loại kem dưỡng da này, trước đây chỉ nghe Nghiêm Quang kể rằng trên bàn trang điểm của vợ anh ta đầy các loại chai lọ, mỗi ngày bôi lên mặt và tay không biết chán. Thấy Tô Chiêu Chiêu mua mấy món này, Cố Hành chỉ cảm thấy vẫn còn ít so với số lượng “cả đống” mà Nghiêm Quang kể về.
Anh còn nghĩ rằng, vợ người ta có gì thì vợ mình cũng nên có. Nhà đâu có thiếu tiền, ngược lại, Cố Hành nghĩ Tô Chiêu Chiêu mua quá ít.
Tô Chiêu Chiêu rất hài lòng với phản ứng của Cố Hành, cô sợ nhất là gặp kiểu người miệng nói tiêu thoải mái nhưng trong lòng lại không chịu nổi.
Cố Hành cầm bút lông và thỏi mực mà Tô Chiêu Chiêu mua lên xem, “Loại này tốt hơn mực nước, viết không bị trơn bút.”
Rồi anh nhìn tập giấy tuyên chỉ mà cô mua, nói với bọn trẻ: “Tập viết chữ thì tạm thời chưa dùng giấy này, ngày mai bố mang mấy tờ báo cũ về, luyện trên báo trước, khi nào viết đẹp thì hẵng dùng giấy Tuyên Thành.”
Hai anh em gật đầu, vì đây là lần đầu tiên họ thấy loại giấy này.
“Em còn mua sách về nông nghiệp à?” Cố Hành cầm cuốn sách lên, “Còn có cả sách về địa lý nữa.”
Tô Chiêu Chiêu nói: “Hồi ở nhà, việc trồng trọt toàn là học theo người lớn. Hôm nay đi dạo hiệu sách mới biết có sách dạy người ta làm ruộng, thấy tò mò nên em mua một cuốn. Giờ chúng ta không trồng trọt nữa, nhưng học hỏi thì vẫn cần học, học là vô bờ bến mà!”
Đúng vậy, chính xác là như thế, chứ không phảii là tại vì cô không phân biệt được cây lúa mì và cây hẹ.
Mặc dù có ký ức của thân thể này, nhưng ký ức ấy như một chiếc USB, được lưu thành từng thư mục. Những thứ quan trọng thì tất nhiên cô nhớ, còn những thứ như phân biệt cây lúa mì và lúa nước, nếu không mở thư mục ra thì cô chắc chắn không nhận ra. Mà ngay cả khi mở ra thì cũng chưa chắc nhận ra, vì không phải ai cũng có thể phân biệt qua hình ảnh.
Về việc làm nông, có lẽ cơ thể cô vẫn còn ký ức, nhưng về nhận dạng cây trồng thì không.
Tô Chiêu Chiêu lo rằng một ngày nào đó mình sẽ chỉ vào cây lúa mì và nói: “Rau hẹ này tốt quá.”
Mua cuốn sách nông nghiệp, coi như là nâng cấp bản thân.
“Tốt lắm, chúng ta xuất thân từ nông thôn, không thể quên gốc rễ, học thêm không có gì là xấu cả.”
Cố Hành nghĩ, bảo sao chữ cô ấy đẹp, hóa ra cô ấy là người ham học hỏi, nếu không cũng chẳng nói ra được câu “học là vô bờ bến.”
Hóa ra trước đây mình hiểu cô ấy chưa đủ. Anh vẫn luôn nghĩ rằng trình độ học vấn của cô chỉ dừng lại ở lớp xoá mù chữ, biết đọc, biết viết là được. Anh đã quá tự cho mình là đúng rồi.
Cô ấy ham học như vậy, nếu hồi đó có điều kiện đi học, chắc đã học đến cấp 3 rồi.
Tô Chiêu Chiêu lại chỉ vào cuốn sách địa lý, “Hồi trước em như ếch ngồi đáy giếng, không biết nước ta rộng lớn đến đâu, có những thành phố nào, nơi nào sản xuất cái gì, phong tục tập quán thế nào cũng không rõ. Giờ đến sống ở quân đội, các quân nhân đến từ khắp nơi trên đất nước, em học để còn biết mà nói chuyện với họ, tránh cho cái gì cũng không biết, để người ta cười cho."
Cố Hành thầm nghĩ, cô ấy thật sự chu đáo. Anh biết cô học những điều này là để giúp mình, giữ mối quan hệ tốt với gia đình quân nhân khác cũng có lợi cho chồng. Đây đúng là một điểm cộng.
Cô ấy có thể nghĩ xa như vậy, thật đáng quý.
Trong lòng anh dâng lên niềm tự hào. Những tiểu thư nhà tư sản, dù học vấn cao cỡ nào, cũng không thông minh bằng vợ anh.
“Cuốn sách này hay đấy. Anh rảnh cũng sẽ đọc, bọn trẻ cũng nên xem, mở mang kiến thức.”
Tô Chiêu Chiêu cũng rất hài lòng với câu trả lời của anh. Cô lấy tấm vải hoa mà mình đã mua ra cho Cố Hành xem.
“Tấm vải này em mua cho Quách đại tẩu. Anh xem lúc nào thì gửi về cho chị ấy.”
Cô vẫn nhớ chuyện hôm dạo tiệm bách hóa cùng Quách đại tẩu. Ở quê không có phiếu vải, không có phiếu thì không mua được vải đẹp, chỉ mua được vải thô. Mảnh vải này vừa đủ để may hai bộ quần áo, gửi về cho Quách đại tẩu là hợp nhất.
Cố Hành gật đầu, “Vừa hay mai có xe tiện đường, anh sẽ nhờ người gửi.”
Thu dọn đống đồ trên bàn xong, Tô Chiêu Chiêu vào bếp nấu ăn.
Cố Hành tiếp tục đan nốt tấm rèm cỏ mà anh đang làm dở. Trưa nay, Cố Tưởng và Cố Niệm lại dẫn bạn học đi nhổ cây sậy, còn nhổ nhiều hơn hôm qua.
Lúc ăn cơm, Cố Hành nói với bọn trẻ: “Cây sậy đủ rồi, từ giờ không cần đi nhổ nữa.”
Rồi anh quay sang nói với Tô Chiêu Chiêu: “Anh đã đan xong hai cái, treo cái nào trước?”
“Nhanh thế à?”
“Không nhanh đâu, nếu rảnh rỗi thì một ngày anh đã đan xong rồi.”
“Vậy thì treo cái ở phòng chúng ta trước đi.”
Ăn xong cơm, Cố Hành ra ngoài mượn cái thang, dẫn theo hai đứa con làm trợ thủ đưa đồ, treo tấm rèm lên xà nhà phía đông.
Tô Chiêu Chiêu vào xem, quả thật rất đẹp! Rất có phong cách như trong phim Minh Lan Truyện.
Tấm rèm cỏ dài từ xà nhà thả xuống, cách mặt đất khoảng nửa mét. Đứng ở cửa sổ nhìn vào thì không thấy được giường bên trong, tránh được cảm giác ngại ngùng khi có ai đó đứng ngoài sân nhìn thẳng vào phòng.
Tường phía cửa ra vào không che chắn hoàn toàn, còn chừa một chỗ làm “cửa,” tấm rèm cỏ chia căn phòng thành hai phần.
Đi vào từ “cửa” thì ánh sáng trong phòng ngủ không bị cản nhiều. Cái đèn trên trần chiếu sáng cho cả hai phần trong và ngoài.
Dù là ban ngày, phòng ngủ cũng không bị tối.
“Đẹp quá!” Tô Chiêu Chiêu khen thật lòng, “Anh đan đẹp lắm.”
Không có chút thô ráp nào, ngược lại rất tinh tế, các mép được cắt đều tăm tắp. Anh còn chừa dây để cuốn rèm lên điều chỉnh độ dài.
Với tay nghề này, mở cửa hàng trên Taobao cũng được đấy!
Cố Tưởng và Cố Niệm cũng khen bố: “Còn đẹp hơn mấy người trong làng làm nữa.”
Cố Hành rất vui, “Ngày kia là ngày nghỉ, buổi sáng bố sẽ đan xong rèm cho phòng của các con, xong rồi cho 2 đứa treo lên.”
“Vâng vâng, bố tuyệt quá.” Cố Niệm không ngần ngại mà khen bố.
Cô bé thật sự thấy bố mình rất tuyệt. Bạn bè cô bé còn ngạc nhiên khi biết ngày nào cô và anh trai cũng được ăn trứng.
Nhà cô còn có kẹo và bánh quy, muốn ăn thì cứ lấy.
Tất nhiên, mẹ là tuyệt nhất!
Cố Hành xoa đầu cô bé, rồi ngừng một lát, anh cũng xoa đầu con trai, sau đó ra ngoài trả thang.
Cố Hành liếc nhìn một cái, “Lẽ ra em nên mua từ lâu rồi. Anh vừa nhận được phụ cấp, còn được phát thêm nhiều phiếu, tất cả để trong ngăn kéo rồi đấy. Phiếu thì đừng tiết kiệm quá, dùng hết thì nói với anh, anh sẽ đi đổi với người khác.”
Sợ Tô Chiêu Chiêu không tin, anh nói thêm: “Trong quân đội có không ít người độc thân, họ không dùng phiếu vào việc gì cả.”
Cố Hành không hiểu về mấy loại kem dưỡng da này, trước đây chỉ nghe Nghiêm Quang kể rằng trên bàn trang điểm của vợ anh ta đầy các loại chai lọ, mỗi ngày bôi lên mặt và tay không biết chán. Thấy Tô Chiêu Chiêu mua mấy món này, Cố Hành chỉ cảm thấy vẫn còn ít so với số lượng “cả đống” mà Nghiêm Quang kể về.
Anh còn nghĩ rằng, vợ người ta có gì thì vợ mình cũng nên có. Nhà đâu có thiếu tiền, ngược lại, Cố Hành nghĩ Tô Chiêu Chiêu mua quá ít.
Tô Chiêu Chiêu rất hài lòng với phản ứng của Cố Hành, cô sợ nhất là gặp kiểu người miệng nói tiêu thoải mái nhưng trong lòng lại không chịu nổi.
Cố Hành cầm bút lông và thỏi mực mà Tô Chiêu Chiêu mua lên xem, “Loại này tốt hơn mực nước, viết không bị trơn bút.”
Rồi anh nhìn tập giấy tuyên chỉ mà cô mua, nói với bọn trẻ: “Tập viết chữ thì tạm thời chưa dùng giấy này, ngày mai bố mang mấy tờ báo cũ về, luyện trên báo trước, khi nào viết đẹp thì hẵng dùng giấy Tuyên Thành.”
Hai anh em gật đầu, vì đây là lần đầu tiên họ thấy loại giấy này.
“Em còn mua sách về nông nghiệp à?” Cố Hành cầm cuốn sách lên, “Còn có cả sách về địa lý nữa.”
Tô Chiêu Chiêu nói: “Hồi ở nhà, việc trồng trọt toàn là học theo người lớn. Hôm nay đi dạo hiệu sách mới biết có sách dạy người ta làm ruộng, thấy tò mò nên em mua một cuốn. Giờ chúng ta không trồng trọt nữa, nhưng học hỏi thì vẫn cần học, học là vô bờ bến mà!”
Đúng vậy, chính xác là như thế, chứ không phảii là tại vì cô không phân biệt được cây lúa mì và cây hẹ.
Mặc dù có ký ức của thân thể này, nhưng ký ức ấy như một chiếc USB, được lưu thành từng thư mục. Những thứ quan trọng thì tất nhiên cô nhớ, còn những thứ như phân biệt cây lúa mì và lúa nước, nếu không mở thư mục ra thì cô chắc chắn không nhận ra. Mà ngay cả khi mở ra thì cũng chưa chắc nhận ra, vì không phải ai cũng có thể phân biệt qua hình ảnh.
Về việc làm nông, có lẽ cơ thể cô vẫn còn ký ức, nhưng về nhận dạng cây trồng thì không.
Tô Chiêu Chiêu lo rằng một ngày nào đó mình sẽ chỉ vào cây lúa mì và nói: “Rau hẹ này tốt quá.”
Mua cuốn sách nông nghiệp, coi như là nâng cấp bản thân.
“Tốt lắm, chúng ta xuất thân từ nông thôn, không thể quên gốc rễ, học thêm không có gì là xấu cả.”
Cố Hành nghĩ, bảo sao chữ cô ấy đẹp, hóa ra cô ấy là người ham học hỏi, nếu không cũng chẳng nói ra được câu “học là vô bờ bến.”
Hóa ra trước đây mình hiểu cô ấy chưa đủ. Anh vẫn luôn nghĩ rằng trình độ học vấn của cô chỉ dừng lại ở lớp xoá mù chữ, biết đọc, biết viết là được. Anh đã quá tự cho mình là đúng rồi.
Cô ấy ham học như vậy, nếu hồi đó có điều kiện đi học, chắc đã học đến cấp 3 rồi.
Tô Chiêu Chiêu lại chỉ vào cuốn sách địa lý, “Hồi trước em như ếch ngồi đáy giếng, không biết nước ta rộng lớn đến đâu, có những thành phố nào, nơi nào sản xuất cái gì, phong tục tập quán thế nào cũng không rõ. Giờ đến sống ở quân đội, các quân nhân đến từ khắp nơi trên đất nước, em học để còn biết mà nói chuyện với họ, tránh cho cái gì cũng không biết, để người ta cười cho."
Cố Hành thầm nghĩ, cô ấy thật sự chu đáo. Anh biết cô học những điều này là để giúp mình, giữ mối quan hệ tốt với gia đình quân nhân khác cũng có lợi cho chồng. Đây đúng là một điểm cộng.
Cô ấy có thể nghĩ xa như vậy, thật đáng quý.
Trong lòng anh dâng lên niềm tự hào. Những tiểu thư nhà tư sản, dù học vấn cao cỡ nào, cũng không thông minh bằng vợ anh.
“Cuốn sách này hay đấy. Anh rảnh cũng sẽ đọc, bọn trẻ cũng nên xem, mở mang kiến thức.”
Tô Chiêu Chiêu cũng rất hài lòng với câu trả lời của anh. Cô lấy tấm vải hoa mà mình đã mua ra cho Cố Hành xem.
“Tấm vải này em mua cho Quách đại tẩu. Anh xem lúc nào thì gửi về cho chị ấy.”
Cô vẫn nhớ chuyện hôm dạo tiệm bách hóa cùng Quách đại tẩu. Ở quê không có phiếu vải, không có phiếu thì không mua được vải đẹp, chỉ mua được vải thô. Mảnh vải này vừa đủ để may hai bộ quần áo, gửi về cho Quách đại tẩu là hợp nhất.
Cố Hành gật đầu, “Vừa hay mai có xe tiện đường, anh sẽ nhờ người gửi.”
Thu dọn đống đồ trên bàn xong, Tô Chiêu Chiêu vào bếp nấu ăn.
Cố Hành tiếp tục đan nốt tấm rèm cỏ mà anh đang làm dở. Trưa nay, Cố Tưởng và Cố Niệm lại dẫn bạn học đi nhổ cây sậy, còn nhổ nhiều hơn hôm qua.
Lúc ăn cơm, Cố Hành nói với bọn trẻ: “Cây sậy đủ rồi, từ giờ không cần đi nhổ nữa.”
Rồi anh quay sang nói với Tô Chiêu Chiêu: “Anh đã đan xong hai cái, treo cái nào trước?”
“Nhanh thế à?”
“Không nhanh đâu, nếu rảnh rỗi thì một ngày anh đã đan xong rồi.”
“Vậy thì treo cái ở phòng chúng ta trước đi.”
Ăn xong cơm, Cố Hành ra ngoài mượn cái thang, dẫn theo hai đứa con làm trợ thủ đưa đồ, treo tấm rèm lên xà nhà phía đông.
Tô Chiêu Chiêu vào xem, quả thật rất đẹp! Rất có phong cách như trong phim Minh Lan Truyện.
Tấm rèm cỏ dài từ xà nhà thả xuống, cách mặt đất khoảng nửa mét. Đứng ở cửa sổ nhìn vào thì không thấy được giường bên trong, tránh được cảm giác ngại ngùng khi có ai đó đứng ngoài sân nhìn thẳng vào phòng.
Tường phía cửa ra vào không che chắn hoàn toàn, còn chừa một chỗ làm “cửa,” tấm rèm cỏ chia căn phòng thành hai phần.
Đi vào từ “cửa” thì ánh sáng trong phòng ngủ không bị cản nhiều. Cái đèn trên trần chiếu sáng cho cả hai phần trong và ngoài.
Dù là ban ngày, phòng ngủ cũng không bị tối.
“Đẹp quá!” Tô Chiêu Chiêu khen thật lòng, “Anh đan đẹp lắm.”
Không có chút thô ráp nào, ngược lại rất tinh tế, các mép được cắt đều tăm tắp. Anh còn chừa dây để cuốn rèm lên điều chỉnh độ dài.
Với tay nghề này, mở cửa hàng trên Taobao cũng được đấy!
Cố Tưởng và Cố Niệm cũng khen bố: “Còn đẹp hơn mấy người trong làng làm nữa.”
Cố Hành rất vui, “Ngày kia là ngày nghỉ, buổi sáng bố sẽ đan xong rèm cho phòng của các con, xong rồi cho 2 đứa treo lên.”
“Vâng vâng, bố tuyệt quá.” Cố Niệm không ngần ngại mà khen bố.
Cô bé thật sự thấy bố mình rất tuyệt. Bạn bè cô bé còn ngạc nhiên khi biết ngày nào cô và anh trai cũng được ăn trứng.
Nhà cô còn có kẹo và bánh quy, muốn ăn thì cứ lấy.
Tất nhiên, mẹ là tuyệt nhất!
Cố Hành xoa đầu cô bé, rồi ngừng một lát, anh cũng xoa đầu con trai, sau đó ra ngoài trả thang.