Xuyên Không: Vương Gia Vô Dụng Lột Xác
Chương 132: Bán tảo tía
Thương hội Nhữ Nam, nghe tên đã biết có liên quan đến Nhữ Nam quận Vương Triệu Tông Thịnh, thực tế đúng là như vậy, chủ nhân thật sự đằng sau thương hội Nhữ Nam chính là Triệu Tông Thịnh, quý tộc Đại Tống không hề kiêng dè chuyện làm ăn, thậm chí có một số phu nhân khi tụ họp một chỗ, thích bàn tán nhất chính là tình hình buôn bán ở khắp nơi, đến mức có khi vài vị quý phu nhân của các phủ cùng nhau tào lao dăm ba câu, cũng có thể thành chuyện làm ăn lớn.
Triệu Bảo là ông chủ của thương hội Nhữ Nam tại Tuyền Châu, Tuyền Châu là một trong những bến cảng giàu có nhất vùng duyên hải Đại Tống, bình thường có rất nhiều thương nhân đưa hàng hóa đến đây buôn bán, Triệu Bảo có trách nhiệm nhận thay các nhà buôn một số hàng hóa trên biển, sau đó vận chuyển đến những nơi khác buôn bán như Đông Kinh ở phía bắc, để thu được lợi nhuận lớn nhất, điều này khiến Triệu Bảo rất được coi trọng.
Mấy ngày trước Triệu Bảo nhận được một tin tức kì lạ truyền tới từ Đông Kinh, do chính Nhữ Nam quận vương trực tiếp hạ lệnh, bảo y nhận một mặt hàng có tên là tảo tía, nghe nói thứ này mọc trên những tảng đá ở bờ biển, sau khi mang ra phơi nắng sẽ thành màu đen tuyền, nhưng khi ngâm trong nước nóng, lại mềm mỏng như lụa, vô cùng thú vị.
Triệu Bảo tuy sống ở Tuyền Châu nhiều năm, nhưng trước giờ chưa hề nghe đến thứ gọi là tảo tía, thậm chí cầm tiền ra chợ mua, cũng không có người bán, làm Triệu Bảo nghi ngờ người truyền tin từ Đông Kinh có nhầm lẫn, mãi đến sau này một anh bạn lớn lên ở biển nhớ rằng lúc anh còn bé gia cảnh rất nghèo, thường xuyên ăn một loại tảo có tên là tảo tía, có điều thứ này chỉ có nhà nghèo không có lương thực mới phải ăn, bình thường chỉ làm thức ăn cho heo, vì vậy y cũng không dám chắc đây có phải là tảo tía mà Nhữ Nam quận vương cần tìm không?
Triệu Bảo sau khi nghe lời chàng trai kia nói, lập tức bảo anh ta về nhà tìm một ít tảo tía mang về đây. Kết quả phát hiện giống hệt loại tảo tía mà Nhữ Nam quận vương miêu tả, Triệu Bảo quá đỗi vui mừng, lập tức cho người chuẩn bị đi thu mua tảo tía, nhưng lúc này chàng trai kia lại nói với y, thời gian thu hoạch được loại tảo tía này chỉ có từ tháng tư đến tháng mười một hàng năm, bây giờ đã sắp hết tháng mười một rồi, tảo tía không còn mọc nữa, e rằng có dốc toàn lực thu mua, cũng rất khó mua đủ số tảo tía cần.
Nghe đến đã qua vụ mùa thu hoạch tảo tía, Triệu Bảo vô cùng lo lắng, Nhữ Nam quận vương thúc giục rất cấp bách, nhất định bắt y trong năm nay phải đưa được tảo tía về, nếu đến nhiệm vụ đơn giản như vậy mà mình cũng không làm được, nhất định sẽ bị quận vương trách phạt, đến lúc đó nói không chừng cái chức ông chủ cũng khó giữ được.
Cũng chính vì thế, nên Triệu Bảo trong suốt mấy ngày sau, luôn hỏi thăm tin tức về tảo tía, nhưng vẫn không có tin gì mới, cuối cùng chỉ có thể lập một nhóm trợ thủ, thu nhặt được một ít tảo tía từ bờ biển, số lượng cũng không nhiều, nhưng có vẫn hơn không, y định mang chỗ tảo tía này đi phơi nắng rồi đưa đến Đông Kinh báo cáo kết quả làm việc.
Nhưng Triệu Bảo không ngờ rằng, chỗ tảo tía mà y mang đi phơi vẫn chưa khô, thì có tin từ kinh thành đến, bảo y đến thôn Ngư Vĩ, cách Tuyền Châu mấy chục dặm thu mua tảo tía, nghe nói dân chúng ở mấy thôn gần đó thu gom được rất nhiều tảo tía.
Triệu Bảo tuy không hiểu kinh thành tại sao lại biết tình hình ở Tuyền Châu, nhưng nếu bề trên đã dặn dò, y đương nhiên không dám chậm trễ, lập tức mang theo người đến thôn Ngư Vĩ, sau khi đến nơi nghe ngóng được, quả nhiên mấy thôn làng ở đây đã thu gom tảo tía từ trước, khiến Triệu Bảo vui mừng khôn xiết, lập tức phân chia người đến các thôn để thu mua tảo tía, còn y tự mình đến thôn Ngư Vĩ đông dân nhất để mua.
- Thưa các vị bô lão, tại hạ là ông chủ của thương hội Nhữ Nam, hôm nay trước hết là đến để thu mua tảo tía, nếu như mọi người có, thì có thể mang ra, thương hội chúng tôi sẽ thu mua với giá hai văn một cân! Triệu Bảo đứng trên một cái bục được dựng tạm, cao giọng hô to với dân làng đang tụ họp lại, trước đó y đã thu mua được một ít tảo tía tươi, cũng biết rằng thứ tảo tía này cũng không đáng mấy tiền, vì vậy y cảm thấy hai văn một cân đã là thỏa đáng lắm rồi.
- Hai văn! Nghe giá này, những thôn dân bên dưới giống như chợ vỡ, một số người hưng phấn đến nỗi mặt đỏ phây phây, lại có ít người tức giận dậm chân xuống đất, những người vui vẻ chắc chắn là những người giữ nhiều tảo tía, còn những kẻ tức giận là vì cho rằng sẽ không có ai mua thứ này, hơn nữa chỗ tảo tía có, lại mang đi cho lợn ăn.
- Lão Tứ, lão lần này giàu to rồi, trong vòng trăm dặm trở lại nhà lão là giữ nhiều tảo tía nhất, lần này không phải lo về hồi môn cho Nhị Nha nữa nhé! Trương Bính trong đám người chen đến bên cạnh Ngô Lão Tứ, mặt mày hồ hởi chúc mừng, lúc y nói câu đó, trong lòng cũng thở phào may mắn, vì y không giống một số người lấy tảo tía làm thức ăn cho lợn, lần này y cũng có thể kiếm được một khoản tiền nhờ tảo tía, ít nhất tết năm nay có thể mổ lợn ăn rồi.
Nhưng so với sự hưng phấn của người khác, Ngô Lão Tứ lại nghi hoặc lẩm bẩm: - Hai văn cũng là quá ít, lúc đầu Liễu Không đại sư đã nói rồi, thấp hơn năm văn tuyệt đối không được bán, nếu không sẽ lỗ.
Trương Bính nghe thấy lời của Ngô Lão Tứ, vừa khóc vừa cười nói: - Người anh em của tôi ơi, ông cũng quá cố chấp rồi, lúc đó Liễu Không đại sư cũng chỉ thuận miệng nói vậy thôi, bây giờ khó khăn lắm mới có người chịu bỏ tiền ra mua tảo tía của chúng ta, hai văn cái giá này cũng hợp lí lắm rồi, sao có thể có người chịu bỏ ra năm văn để mua cái đống thức ăn cho heo này chứ?
Lời của Trương Bính thực ra cũng đúng ý của đa số dân làng, họ lúc này tuy đều nhớ tới lời dặn của Liễu Không đại sư, nhưng lại không ai dám ra giá năm văn một cân với Triệu Bảo, vì họ sợ cái giá cao này sẽ khiến y tức giận, rồi không mua tảo tía của họ nữa.
Tuy nhiên Ngô Lão Tứ lại ngoan cố tới cùng, thấy mọi người không ai nhắc đến lời ban đầu của Liễu Không đại sư, trời sinh y tính tình thật thà lấy hết dũng khí nói lớn: - Ông chủ Triệu, tảo tía của chúng tôi đều nhờ sự chỉ bảo của Liễu Không đại sư mới thu nhặt được, hơn nữa lúc đầu Liễu Không đại sư đã nói rồi, giá mua tuyệt đối không thể thấp hơn năm văn, vì vậy ngài xem có thể nâng giá lên chút được không?
Ngô Lão Tứ vừa nói ra lời, lập tức nhận được không ít ánh mắt trách móc của dân làng, nhưng Triệu Bảo sau khi nghe xong lại bất ngờ, vội vàng hỏi lại: - Đại huynh, Liễu Không đại sư mà huynh nói, liệu có phải là vị Liễu Không thiền sư mà năm kia đã đến Tuyền Châu chúng ta không?
Nhìn thấy ánh mắt trách cứ của mọi người, Ngô lão Tứ khó khăn lắm mới lấy được dũng khí cũng bị dọa cho giảm còn một nửa, nghe xong câu hỏi của Triệu Bảo chỉ có thể ấp a ấp úng nói: - Không... không sai, chính là... chính là vị Liễu Không thiền sư đó, ngài năm kia có ở chỗ chúng tôi một thời gian rất dài, không những chữa bệnh cho chúng tôi, còn dạy chúng tôi đi thu nhặt tảo tía, nói là sau này sẽ có người tới mua, chúng tôi đợi đã hơn một năm rồi, cuối cùng cũng đợi được các ngài.
Nghe được thật sự là Liễu Không thiền sư đó, Triệu Bảo vừa mừng vừa sợ, tuy tuổi của Liễu Không không lớn, nhưng trong giới quý tộc của kinh thành lại rất có danh vọng, không chỉ vì y có tay nghề làm bếp điêu luyện, mà Liễu Không còn tinh thông phật học và bác học thâm sâu, rất nhiều người muốn kết giao với y, lần trước khi Liễu Không đến Tuyền Châu, Triệu Bảo tận mắt nhìn thấy Tri Châu đại nhân tự mình đến quán trọ mời y đến phủ tiếp đãi, hơn nữa y cũng biết, đến quận vương nhà ta nếu nhìn thấy Liễu Không cũng phải lịch sự đón tiếp.
Nghĩ đến đây, Triệu Bảo không chút do dự đứng lên, trước kia y cho rằng giá tiền hai văn một cân đã không rẻ rồi, không ngờ thiền sư Liễu Không trước đó lại định giá cho dân làng năm văn một cân, cái này khó nhằn rồi, nếu y kiên quyết giữ nguyên giá hai văn một cân cũng không có vấn đề gì, đa số vẫn đồng ý bán cho y, nhưng lại không thể không nể mặt thiền sư Liễu Không, nếu chuyện này truyền đến kinh thành, nói không chừng khiến người khác nói quận vương nhà ta cậy quyền thế hiếp đáp dân lành, hạ giá mua tảo tía, đến lúc đó khéo còn bị quận vương trách phạt, rốt cuộc có đôi khi không phải tiền gì cũng có thể kiếm.
- Được! Năm văn thì năm văn, thương hội Nhữ Nam chúng tôi sẽ nể mặt Liễu Không thiền sư lần này, sau này giá của tảo tía sẽ cố định là năm văn, nhưng chút nữa mọi người phải đóng dấu vân tay, bảo đảm rằng từ nay về sau tảo tía thu hoạch được đều phải ưu tiên bán cho chúng tôi đầu tiên!
Triệu Bảo quả không hổ là ông chủ của thương hội, tuy tăng giá thu mua gấp hơn hai lần, nhưng cũng nêu ra yêu cầu độc quyền sản lượng tảo tía với thôn làng quanh đây.
Sau đó tất cả dân làng đều lần lượt chạy về, cả nhà cùng nhau đem tảo tía đã tích trữ cho lên xe đưa đến cổng làng, Triệu Bảo đã ở đó có người chuyên cân hàng, sau đó trả tiền mặt, tuyệt đối không khất nợ.
Chỉ có nhà của Ngô lão Tứ là tích trữ đến vài nghìn cân tảo tía, chỗ này đều là lúc trước y dẫn cả nhà đi khổ cực mới thu nhặt được, chỉ là con trai và cháu trai của y đều ra biển rồi, chân y đi lại không tiện, nhất thời không thể mang đi, nhưng điều này cũng không vấn đề gì, dù sao Triệu Bảo để mang hết tất cả tảo tía đi, cũng không phải chuyện ngày một ngày hai.
Đợi đến tối, những thanh niên cường tráng của nhà họ Ngô cuối cùng cũng đi đánh cá trở về, nhưng đáng tiếc là không có thu hoạch, nên ai ai cũng mặt mày ủ rũ, vậy mà sau khi nghe nói người thu mua tảo tía cuối cùng cũng đến, ai nấy đều phấn chấn trở lại, cả gia đình mấy chục người cùng nhau ra tay, bê tất cả tảo tía trong nhà ra, cuối cùng bán được hơn hai mươi quan, khiến cho Ngô Lão Tứ cười không ngậm được miệng, mọi người xung quanh đều khen y có mắt nhìn, món tiền lớn như vậy, nhà lão Ngô không phải làm lụng gì, cũng đủ sống tới năm sau.
Triệu Bảo sau khi đóng gói tảo tía xong, lập tức nhanh chóng vận chuyển lô hàng đầu tiên đến kinh thành, kết quả là phải đợi đến vài tháng sau, số tảo tía đó mới tới được kinh thành, nhưng khi tảo tía mới được chuyển vào phủ Nhữ Nam quận vương Triệu Tông Thịnh, thì lại lập tức bị y chuyển tới biệt viện ngoài thành của Triệu Nhan, vì Triệu Nhan muốn dùng chỗ tảo tía này để làm một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
(Ps: Văn, quan là đơn vị tiền tệ thời xưa. Ở Trung Quốc, một cân bằng nửa cân ở Việt Nam.) Thương hội Nhữ Nam, nghe tên đã biết có liên quan đến Nhữ Nam quận Vương Triệu Tông Thịnh, thực tế đúng là như vậy, chủ nhân thật sự đằng sau thương hội Nhữ Nam chính là Triệu Tông Thịnh, quý tộc Đại Tống không hề kiêng dè chuyện làm ăn, thậm chí có một số phu nhân khi tụ họp một chỗ, thích bàn tán nhất chính là tình hình buôn bán ở khắp nơi, đến mức có khi vài vị quý phu nhân của các phủ cùng nhau tào lao dăm ba câu, cũng có thể thành chuyện làm ăn lớn.
Triệu Bảo là ông chủ của thương hội Nhữ Nam tại Tuyền Châu, Tuyền Châu là một trong những bến cảng giàu có nhất vùng duyên hải Đại Tống, bình thường có rất nhiều thương nhân đưa hàng hóa đến đây buôn bán, Triệu Bảo có trách nhiệm nhận thay các nhà buôn một số hàng hóa trên biển, sau đó vận chuyển đến những nơi khác buôn bán như Đông Kinh ở phía bắc, để thu được lợi nhuận lớn nhất, điều này khiến Triệu Bảo rất được coi trọng.
Mấy ngày trước Triệu Bảo nhận được một tin tức kì lạ truyền tới từ Đông Kinh, do chính Nhữ Nam quận vương trực tiếp hạ lệnh, bảo y nhận một mặt hàng có tên là tảo tía, nghe nói thứ này mọc trên những tảng đá ở bờ biển, sau khi mang ra phơi nắng sẽ thành màu đen tuyền, nhưng khi ngâm trong nước nóng, lại mềm mỏng như lụa, vô cùng thú vị.
Triệu Bảo tuy sống ở Tuyền Châu nhiều năm, nhưng trước giờ chưa hề nghe đến thứ gọi là tảo tía, thậm chí cầm tiền ra chợ mua, cũng không có người bán, làm Triệu Bảo nghi ngờ người truyền tin từ Đông Kinh có nhầm lẫn, mãi đến sau này một anh bạn lớn lên ở biển nhớ rằng lúc anh còn bé gia cảnh rất nghèo, thường xuyên ăn một loại tảo có tên là tảo tía, có điều thứ này chỉ có nhà nghèo không có lương thực mới phải ăn, bình thường chỉ làm thức ăn cho heo, vì vậy y cũng không dám chắc đây có phải là tảo tía mà Nhữ Nam quận vương cần tìm không?
Triệu Bảo sau khi nghe lời chàng trai kia nói, lập tức bảo anh ta về nhà tìm một ít tảo tía mang về đây. Kết quả phát hiện giống hệt loại tảo tía mà Nhữ Nam quận vương miêu tả, Triệu Bảo quá đỗi vui mừng, lập tức cho người chuẩn bị đi thu mua tảo tía, nhưng lúc này chàng trai kia lại nói với y, thời gian thu hoạch được loại tảo tía này chỉ có từ tháng tư đến tháng mười một hàng năm, bây giờ đã sắp hết tháng mười một rồi, tảo tía không còn mọc nữa, e rằng có dốc toàn lực thu mua, cũng rất khó mua đủ số tảo tía cần.
Nghe đến đã qua vụ mùa thu hoạch tảo tía, Triệu Bảo vô cùng lo lắng, Nhữ Nam quận vương thúc giục rất cấp bách, nhất định bắt y trong năm nay phải đưa được tảo tía về, nếu đến nhiệm vụ đơn giản như vậy mà mình cũng không làm được, nhất định sẽ bị quận vương trách phạt, đến lúc đó nói không chừng cái chức ông chủ cũng khó giữ được.
Cũng chính vì thế, nên Triệu Bảo trong suốt mấy ngày sau, luôn hỏi thăm tin tức về tảo tía, nhưng vẫn không có tin gì mới, cuối cùng chỉ có thể lập một nhóm trợ thủ, thu nhặt được một ít tảo tía từ bờ biển, số lượng cũng không nhiều, nhưng có vẫn hơn không, y định mang chỗ tảo tía này đi phơi nắng rồi đưa đến Đông Kinh báo cáo kết quả làm việc.
Nhưng Triệu Bảo không ngờ rằng, chỗ tảo tía mà y mang đi phơi vẫn chưa khô, thì có tin từ kinh thành đến, bảo y đến thôn Ngư Vĩ, cách Tuyền Châu mấy chục dặm thu mua tảo tía, nghe nói dân chúng ở mấy thôn gần đó thu gom được rất nhiều tảo tía.
Triệu Bảo tuy không hiểu kinh thành tại sao lại biết tình hình ở Tuyền Châu, nhưng nếu bề trên đã dặn dò, y đương nhiên không dám chậm trễ, lập tức mang theo người đến thôn Ngư Vĩ, sau khi đến nơi nghe ngóng được, quả nhiên mấy thôn làng ở đây đã thu gom tảo tía từ trước, khiến Triệu Bảo vui mừng khôn xiết, lập tức phân chia người đến các thôn để thu mua tảo tía, còn y tự mình đến thôn Ngư Vĩ đông dân nhất để mua.
- Thưa các vị bô lão, tại hạ là ông chủ của thương hội Nhữ Nam, hôm nay trước hết là đến để thu mua tảo tía, nếu như mọi người có, thì có thể mang ra, thương hội chúng tôi sẽ thu mua với giá hai văn một cân! Triệu Bảo đứng trên một cái bục được dựng tạm, cao giọng hô to với dân làng đang tụ họp lại, trước đó y đã thu mua được một ít tảo tía tươi, cũng biết rằng thứ tảo tía này cũng không đáng mấy tiền, vì vậy y cảm thấy hai văn một cân đã là thỏa đáng lắm rồi.
- Hai văn! Nghe giá này, những thôn dân bên dưới giống như chợ vỡ, một số người hưng phấn đến nỗi mặt đỏ phây phây, lại có ít người tức giận dậm chân xuống đất, những người vui vẻ chắc chắn là những người giữ nhiều tảo tía, còn những kẻ tức giận là vì cho rằng sẽ không có ai mua thứ này, hơn nữa chỗ tảo tía có, lại mang đi cho lợn ăn.
- Lão Tứ, lão lần này giàu to rồi, trong vòng trăm dặm trở lại nhà lão là giữ nhiều tảo tía nhất, lần này không phải lo về hồi môn cho Nhị Nha nữa nhé! Trương Bính trong đám người chen đến bên cạnh Ngô Lão Tứ, mặt mày hồ hởi chúc mừng, lúc y nói câu đó, trong lòng cũng thở phào may mắn, vì y không giống một số người lấy tảo tía làm thức ăn cho lợn, lần này y cũng có thể kiếm được một khoản tiền nhờ tảo tía, ít nhất tết năm nay có thể mổ lợn ăn rồi.
Nhưng so với sự hưng phấn của người khác, Ngô Lão Tứ lại nghi hoặc lẩm bẩm: - Hai văn cũng là quá ít, lúc đầu Liễu Không đại sư đã nói rồi, thấp hơn năm văn tuyệt đối không được bán, nếu không sẽ lỗ.
Trương Bính nghe thấy lời của Ngô Lão Tứ, vừa khóc vừa cười nói: - Người anh em của tôi ơi, ông cũng quá cố chấp rồi, lúc đó Liễu Không đại sư cũng chỉ thuận miệng nói vậy thôi, bây giờ khó khăn lắm mới có người chịu bỏ tiền ra mua tảo tía của chúng ta, hai văn cái giá này cũng hợp lí lắm rồi, sao có thể có người chịu bỏ ra năm văn để mua cái đống thức ăn cho heo này chứ?
Lời của Trương Bính thực ra cũng đúng ý của đa số dân làng, họ lúc này tuy đều nhớ tới lời dặn của Liễu Không đại sư, nhưng lại không ai dám ra giá năm văn một cân với Triệu Bảo, vì họ sợ cái giá cao này sẽ khiến y tức giận, rồi không mua tảo tía của họ nữa.
Tuy nhiên Ngô Lão Tứ lại ngoan cố tới cùng, thấy mọi người không ai nhắc đến lời ban đầu của Liễu Không đại sư, trời sinh y tính tình thật thà lấy hết dũng khí nói lớn: - Ông chủ Triệu, tảo tía của chúng tôi đều nhờ sự chỉ bảo của Liễu Không đại sư mới thu nhặt được, hơn nữa lúc đầu Liễu Không đại sư đã nói rồi, giá mua tuyệt đối không thể thấp hơn năm văn, vì vậy ngài xem có thể nâng giá lên chút được không?
Ngô Lão Tứ vừa nói ra lời, lập tức nhận được không ít ánh mắt trách móc của dân làng, nhưng Triệu Bảo sau khi nghe xong lại bất ngờ, vội vàng hỏi lại: - Đại huynh, Liễu Không đại sư mà huynh nói, liệu có phải là vị Liễu Không thiền sư mà năm kia đã đến Tuyền Châu chúng ta không?
Nhìn thấy ánh mắt trách cứ của mọi người, Ngô lão Tứ khó khăn lắm mới lấy được dũng khí cũng bị dọa cho giảm còn một nửa, nghe xong câu hỏi của Triệu Bảo chỉ có thể ấp a ấp úng nói: - Không... không sai, chính là... chính là vị Liễu Không thiền sư đó, ngài năm kia có ở chỗ chúng tôi một thời gian rất dài, không những chữa bệnh cho chúng tôi, còn dạy chúng tôi đi thu nhặt tảo tía, nói là sau này sẽ có người tới mua, chúng tôi đợi đã hơn một năm rồi, cuối cùng cũng đợi được các ngài.
Nghe được thật sự là Liễu Không thiền sư đó, Triệu Bảo vừa mừng vừa sợ, tuy tuổi của Liễu Không không lớn, nhưng trong giới quý tộc của kinh thành lại rất có danh vọng, không chỉ vì y có tay nghề làm bếp điêu luyện, mà Liễu Không còn tinh thông phật học và bác học thâm sâu, rất nhiều người muốn kết giao với y, lần trước khi Liễu Không đến Tuyền Châu, Triệu Bảo tận mắt nhìn thấy Tri Châu đại nhân tự mình đến quán trọ mời y đến phủ tiếp đãi, hơn nữa y cũng biết, đến quận vương nhà ta nếu nhìn thấy Liễu Không cũng phải lịch sự đón tiếp.
Nghĩ đến đây, Triệu Bảo không chút do dự đứng lên, trước kia y cho rằng giá tiền hai văn một cân đã không rẻ rồi, không ngờ thiền sư Liễu Không trước đó lại định giá cho dân làng năm văn một cân, cái này khó nhằn rồi, nếu y kiên quyết giữ nguyên giá hai văn một cân cũng không có vấn đề gì, đa số vẫn đồng ý bán cho y, nhưng lại không thể không nể mặt thiền sư Liễu Không, nếu chuyện này truyền đến kinh thành, nói không chừng khiến người khác nói quận vương nhà ta cậy quyền thế hiếp đáp dân lành, hạ giá mua tảo tía, đến lúc đó khéo còn bị quận vương trách phạt, rốt cuộc có đôi khi không phải tiền gì cũng có thể kiếm.
- Được! Năm văn thì năm văn, thương hội Nhữ Nam chúng tôi sẽ nể mặt Liễu Không thiền sư lần này, sau này giá của tảo tía sẽ cố định là năm văn, nhưng chút nữa mọi người phải đóng dấu vân tay, bảo đảm rằng từ nay về sau tảo tía thu hoạch được đều phải ưu tiên bán cho chúng tôi đầu tiên!
Triệu Bảo quả không hổ là ông chủ của thương hội, tuy tăng giá thu mua gấp hơn hai lần, nhưng cũng nêu ra yêu cầu độc quyền sản lượng tảo tía với thôn làng quanh đây.
Thấy ông chủ Triệu này lại đồng ý thu mua tảo tía với giá năm văn, dân làng bên dưới đều hết sức vui mừng, còn về tảo tía sau này đều phải ưu tiên bán cho thương hội Nhữ Nam, càng không có vấn đề gì, dù sao họ bán cho ai cũng vậy, hơn nữa còn có một cái giá cố định, từ nay về sau không cần lo lắng thương hội Nhữ Nam sẽ tự hạ giá nữa rồi.
Sau đó tất cả dân làng đều lần lượt chạy về, cả nhà cùng nhau đem tảo tía đã tích trữ cho lên xe đưa đến cổng làng, Triệu Bảo đã ở đó có người chuyên cân hàng, sau đó trả tiền mặt, tuyệt đối không khất nợ.
Chỉ có nhà của Ngô lão Tứ là tích trữ đến vài nghìn cân tảo tía, chỗ này đều là lúc trước y dẫn cả nhà đi khổ cực mới thu nhặt được, chỉ là con trai và cháu trai của y đều ra biển rồi, chân y đi lại không tiện, nhất thời không thể mang đi, nhưng điều này cũng không vấn đề gì, dù sao Triệu Bảo để mang hết tất cả tảo tía đi, cũng không phải chuyện ngày một ngày hai.
Đợi đến tối, những thanh niên cường tráng của nhà họ Ngô cuối cùng cũng đi đánh cá trở về, nhưng đáng tiếc là không có thu hoạch, nên ai ai cũng mặt mày ủ rũ, vậy mà sau khi nghe nói người thu mua tảo tía cuối cùng cũng đến, ai nấy đều phấn chấn trở lại, cả gia đình mấy chục người cùng nhau ra tay, bê tất cả tảo tía trong nhà ra, cuối cùng bán được hơn hai mươi quan, khiến cho Ngô Lão Tứ cười không ngậm được miệng, mọi người xung quanh đều khen y có mắt nhìn, món tiền lớn như vậy, nhà lão Ngô không phải làm lụng gì, cũng đủ sống tới năm sau.
Triệu Bảo sau khi đóng gói tảo tía xong, lập tức nhanh chóng vận chuyển lô hàng đầu tiên đến kinh thành, kết quả là phải đợi đến vài tháng sau, số tảo tía đó mới tới được kinh thành, nhưng khi tảo tía mới được chuyển vào phủ Nhữ Nam quận vương Triệu Tông Thịnh, thì lại lập tức bị y chuyển tới biệt viện ngoài thành của Triệu Nhan, vì Triệu Nhan muốn dùng chỗ tảo tía này để làm một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
(Ps: Văn, quan là đơn vị tiền tệ thời xưa. Ở Trung Quốc, một cân bằng nửa cân ở Việt Nam.)