Thiên Mệnh Khả Biến
Chương 69: Đây mới thật sự là Văn học!
- Cô Thanh à? Cô có bận lắm không? Để con giúp cô!
Chị Thanh nhìn Tố Uyên cười:
- Trần phu nhân thấy sao? Cho chị mượn đại tiểu thư một chút nhé?
Tố Uyên cười lại.
- Cứ tự nhiên!
Phạm Tố Uyên đối với con gái mình chưa bao giờ quá khắt khe. Con bé không làm điều gì sai trái, thì cứ để nó làm. Những chuyện quản giáo, cứ để cho Trần Thịnh lo là được rồi. Mà giờ Trần Thịnh không có mặt.
Trần Phương Linh nhanh nhẹn chạy đi rót nước mời mọi người. “Mọi người” ở đây vốn đều là người của Thanh Hải, thấy Trần Đại tiểu thư mấy ngày nay danh tiếng vang dội khắp Hải Thành rót nước cho mình, ai nấy đều thất kinh. Người thì kính cẩn đón ly trà bằng hai tay, kẻ thì lén lút rút kim bạc ra thử độc.
- Mẹ à, thỉnh thoảng con tới đây phụ việc nhé. Mẹ đừng cho ba biết nha.
Cả đám khách khứa đều dỏng tai lên nghe. Trong mắt mọi người, Trần Phương Linh vốn thủ đoạn đầy mình, tâm cơ ngoan độc, mỗi hành động, đều hàm chứa sâu xa. Chuyện này, chắc chắn không đơn giản!
Nhưng mà, nếu tin Trần Đại tiểu thư tới đây phục vụ, chắc quán này sẽ đông khách lắm...
Takezawa cũng đã đi chợ về, hai tay xách theo hai cái giỏ to tướng, còn ôm thêm một túi rau to đùng.
Quang thấy thế, vội chạy ra đỡ, mặt cảm thông.
- Làm phiền ông anh rồi. Cả Vương Nghiệp chưa từng mở nhà hàng bao giờ, thiếu sót nhiều quá. Chiều nay mới đi tìm đối tác cung cấp.
- Văn, vào giúp mẹ nấu ăn nào.
- Cho con giúp với cô nhé!
So với thằng Văn lù đù khù khờ, Linh nhanh nhẹn hơn rất nhiều. Chị Thanh nhìn rất ưa mắt.
Phạm Tố Uyên tuỳ tiện tìm một chỗ trong góc, ngồi xuống, thanh nhã nhấp một ngụm trà, thần thái cao quý như hoa lan, khiến tất cả đám khách khứa phải liếc nhìn trộm. Nàng chỉ nhẹ nhàng cười đáp lại.
Takezawa rõ ràng không nói khoác. Con trai Phú Sơn Đảo, từ nhỏ đã được rèn giũa rất nhiều, không hề e ngại chuyện nữ công gia chánh. Gia tộc Itou lại càng trong cảnh khó khăn túng quẫn, hắn càng phải tự chăm lo cho bản thân. Tài nghệ bếp núc của hắn, dù không có bằng cấp gì, nhưng rất khá.
Linh chưa từng động tay vào chuyện bếp núc, nhưng cô bé vốn đã khéo tay, lại lanh lợi, dạy đến đâu hiểu tới đấy.
Quang đứng nghịch điện thoại ở quầy thu ngân một hồi, thấy trong bếp nhộn nhịp quá, bèn chạy vào hóng hớt.
- Chị, chị cứ để em giúp!
- Sao, chị nghĩ em là ai chứ, em là V... Trương Minh Quang, là Thạc sĩ Toán học, Thạc sĩ Kinh tế học, Thạc sĩ Dịch học, chưa kể đống bằng Cử nhân... Có củ cà rốt mà em không thái được sao?
- Sao? Em đang làm gì á? Em đang đo độ cứng của củ cà rốt, góc độ thái của con dao... Chậc, Văn, lấy cho anh mày cái thước kẻ.
Bịch bịch bịch... Tiếng thằng Văn chạy lên tầng.
Một lúc sau, lại là tiếng bịch bịch bịch chạy xuống.
- Anh Quang à, nhà mới dọn, không có thước kẻ...
- Thôi không cần nữa, anh sẽ dạy cho mày một thủ thuật Toán học đỉnh cao, chỉ sử dụng 3 đỉnh của hình tam giác, tính toán được...
Năm phút sau, trước mặt Linh là một bát cà rốt thái mỏng hình ngôi sao, còn trước mặt Quang, là đống cà rốt sứt mẻ, cái dày cái mỏng, cái vuông cái tròn.
Thằng Văn thì lơ mơ, không biết cái lý thuyết tam giác gì ấy là sao.
Chị Thanh thở dài.
- Thôi, cậu đi ra ngoài hỏi người ta gọi món gì đi.
Ngày khai trương rất mệt, nhưng cũng rất vui. Hết buổi trưa, Linh phải ra về. Cô bé khen tấm tắc đồ ăn của quán, còn check in và viết review về quán. Trang cá nhân của cô bé ngay lập tức có hơn 60 000 lượt bình luận. Đa số đều là muốn đi ăn thử quán mà Bà chúa review.
Văn phụ giúp mẹ tới tối mịt.
Nó nghĩ, mọi người cùng làm việc như vậy, rất vui.
Lỡ mà nó không tốt nghiệp được Tiểu học, nó ở đây làm phụ quán, cũng ổn mà.
Hôm nay là ngày chấm thi tốt nghiệp Tiểu học. Các giáo viên hai môn Văn và Toán của trường Kình Ngư phải tập trung lại một chỗ, tắt hết điện thoại, cách ly khỏi thế giới bên ngoài, rồi bắt đầu chấm bài.
Bài thi được cắt phách, tránh thiên vị, tiêu cực.
Cô Vân cùng phòng chấm bài với hơn 10 giáo viên khác, trong đó có một vị là chủ khảo, học vị cao, uy tín cũng rất cao.
Tiết trời tháng 7 nóng nực, cô vừa chấm bài vừa đầu váng mắt hoa. Những bài thi đầu, cô còn mang tinh thần “sẵn sàng phát hiện tài năng mới” của nền Văn học nước nhà, nhưng chấm khoảng 10 bài, cô chỉ thấy những kiểu viết máy móc, lặp lại, bình thường, không có gì đặc sắc. Cô chỉ việc rà theo barem điểm, có được ý nào là cô tích ý đó, cuối cùng cộng lại. Thật quá nhàm chán!
Đây là lần đầu tiên cô chấm thi. Không thể tin được là lại nhàm chán mệt mỏi tới vậy. Cả tập bài thi dày cộp này, liệu có thể kiếm được một tài năng hay không? Nản quá!
- Ôi! Cái gì thế này?
Bỗng giọng vị chủ khảo reo lên, hơi khàn khàn, xúc động.
- Thầy chủ khảo khóc rồi!
- Mười năm nay chấm thi, cơ mặt thầy chưa từng giãn ra một lần nào. Sao lần này thầy có thể khóc được chứ?
- Qua xem, qua xem!
Chấm thi Văn vốn là như vậy. có bài văn nào hay, hoặc có bài nào ngô nghê quá mức, cả làng cùng xúm vào.
- Híc! Híc!
- Cảm động quá!
- “Từ nhỏ tới giờ, chỉ có 2 mẹ con nương tựa lẫn nhau. Có rất nhiều người theo đuổi mẹ, nhưng mẹ em vẫn một mình nuôi em”.
- Đêm sinh nhật chỉ 2 mẹ con cùng đón sao. Sao tui nhớ lại ngày bé của tui vậy nè?
- Cái cách nó tả dáng nằm của mẹ, co ro, mệt mỏi, chi tiết này đắt giá quá! Những nhà văn lớn, dường như cũng bắt đầu từ những chi tiết đắt giá như vậy.
- Bài văn này, như dồn toàn tâm can ra viết vậy.
- Nhưng dung lượng chữ chưa đủ, diễn đạt nhiều chỗ còn hơi cứng nhắc...
- Đúng là nếu so barem điểm, hơi thiếu...
Thầy chủ khảo không tham gia thảo luận, để mặc đám đông chuyền tay nhau bài văn này. Thầy ngồi trầm ngâm, vẫn tuôn hai hàng nước mắt. Đợt vừa rồi chính là giỗ đầu mẹ của thầy. Hơn ai hết, thầy hiểu được nỗi mất mát khi không còn mẹ. Bài văn này, khơi gợi cho thầy những cảm xúc không thể kìm nén nổi.
Thầy thấy cô Vân, cô giáo trẻ nhất trong phòng, đang đọc bài văn, cũng xúc động không kém.
- Cô Vân, cô mới tới chấm thi, cô cho ý kiến đi. Bài văn này, nên chấm thế nào?
- Hành văn đúng là hơi ngô nghê, lại thiếu ý để ăn điểm, nhưng Văn học vốn là khai phá cảm xúc của con người. Viết văn để đạt đủ ý mà lại máy móc, cứng nhắc, liệu có còn là Văn học không? Barem điểm, chỉ là công thức để làm nên một bài văn. Mà Văn học, vốn làm gì có công thức? Cháu thấy bài văn này, khơi gợi nên cảm xúc trong mỗi người, đây mới là Văn học thật sự!
- Em Vân nói rất đúng!
- Bài luận này, nên cho điểm tối đa!
Các giáo viên cũng xôn xao.
- Bài Đọc hiểu, tuy không được chính xác lắm, nhưng ngẫm lại, cũng có thể miễn cưỡng cho 4 điểm!
- Đúng vậy, dồn quá nhiều công sức vào bài Luận như vậy, bài Đọc hiểu hơi đuối một chút là chuyện bình thường.
- Bài Luận mới là nơi học sinh thể hiện tài năng, còn đọc hiểu, cả nghìn đứa đều như một, đâu có gì đặc biệt!
- Đúng vậy, cho bài Đọc hiểu 4 điểm, với bài Luận 5 điểm, vậy là 9 điểm rồi.
- Đúng thế, bài thi này, 9 điểm, vô cùng xứng đáng!
- 9 điểm, có khi đã là Thủ khoa rồi, vừa được nhận Học bổng, còn được chọn vào đội tuyển thi Văn nữa!
Thầy chủ khảo giơ tay lên. Mọi người đều im lặng.
Thầy cầm cây bút đỏ, hạ xuống.
9 điểm.
Chị Thanh nhìn Tố Uyên cười:
- Trần phu nhân thấy sao? Cho chị mượn đại tiểu thư một chút nhé?
Tố Uyên cười lại.
- Cứ tự nhiên!
Phạm Tố Uyên đối với con gái mình chưa bao giờ quá khắt khe. Con bé không làm điều gì sai trái, thì cứ để nó làm. Những chuyện quản giáo, cứ để cho Trần Thịnh lo là được rồi. Mà giờ Trần Thịnh không có mặt.
Trần Phương Linh nhanh nhẹn chạy đi rót nước mời mọi người. “Mọi người” ở đây vốn đều là người của Thanh Hải, thấy Trần Đại tiểu thư mấy ngày nay danh tiếng vang dội khắp Hải Thành rót nước cho mình, ai nấy đều thất kinh. Người thì kính cẩn đón ly trà bằng hai tay, kẻ thì lén lút rút kim bạc ra thử độc.
- Mẹ à, thỉnh thoảng con tới đây phụ việc nhé. Mẹ đừng cho ba biết nha.
Cả đám khách khứa đều dỏng tai lên nghe. Trong mắt mọi người, Trần Phương Linh vốn thủ đoạn đầy mình, tâm cơ ngoan độc, mỗi hành động, đều hàm chứa sâu xa. Chuyện này, chắc chắn không đơn giản!
Nhưng mà, nếu tin Trần Đại tiểu thư tới đây phục vụ, chắc quán này sẽ đông khách lắm...
Takezawa cũng đã đi chợ về, hai tay xách theo hai cái giỏ to tướng, còn ôm thêm một túi rau to đùng.
Quang thấy thế, vội chạy ra đỡ, mặt cảm thông.
- Làm phiền ông anh rồi. Cả Vương Nghiệp chưa từng mở nhà hàng bao giờ, thiếu sót nhiều quá. Chiều nay mới đi tìm đối tác cung cấp.
- Văn, vào giúp mẹ nấu ăn nào.
- Cho con giúp với cô nhé!
So với thằng Văn lù đù khù khờ, Linh nhanh nhẹn hơn rất nhiều. Chị Thanh nhìn rất ưa mắt.
Phạm Tố Uyên tuỳ tiện tìm một chỗ trong góc, ngồi xuống, thanh nhã nhấp một ngụm trà, thần thái cao quý như hoa lan, khiến tất cả đám khách khứa phải liếc nhìn trộm. Nàng chỉ nhẹ nhàng cười đáp lại.
Takezawa rõ ràng không nói khoác. Con trai Phú Sơn Đảo, từ nhỏ đã được rèn giũa rất nhiều, không hề e ngại chuyện nữ công gia chánh. Gia tộc Itou lại càng trong cảnh khó khăn túng quẫn, hắn càng phải tự chăm lo cho bản thân. Tài nghệ bếp núc của hắn, dù không có bằng cấp gì, nhưng rất khá.
Linh chưa từng động tay vào chuyện bếp núc, nhưng cô bé vốn đã khéo tay, lại lanh lợi, dạy đến đâu hiểu tới đấy.
Quang đứng nghịch điện thoại ở quầy thu ngân một hồi, thấy trong bếp nhộn nhịp quá, bèn chạy vào hóng hớt.
- Chị, chị cứ để em giúp!
- Sao, chị nghĩ em là ai chứ, em là V... Trương Minh Quang, là Thạc sĩ Toán học, Thạc sĩ Kinh tế học, Thạc sĩ Dịch học, chưa kể đống bằng Cử nhân... Có củ cà rốt mà em không thái được sao?
- Sao? Em đang làm gì á? Em đang đo độ cứng của củ cà rốt, góc độ thái của con dao... Chậc, Văn, lấy cho anh mày cái thước kẻ.
Bịch bịch bịch... Tiếng thằng Văn chạy lên tầng.
Một lúc sau, lại là tiếng bịch bịch bịch chạy xuống.
- Anh Quang à, nhà mới dọn, không có thước kẻ...
- Thôi không cần nữa, anh sẽ dạy cho mày một thủ thuật Toán học đỉnh cao, chỉ sử dụng 3 đỉnh của hình tam giác, tính toán được...
Năm phút sau, trước mặt Linh là một bát cà rốt thái mỏng hình ngôi sao, còn trước mặt Quang, là đống cà rốt sứt mẻ, cái dày cái mỏng, cái vuông cái tròn.
Thằng Văn thì lơ mơ, không biết cái lý thuyết tam giác gì ấy là sao.
Chị Thanh thở dài.
- Thôi, cậu đi ra ngoài hỏi người ta gọi món gì đi.
Ngày khai trương rất mệt, nhưng cũng rất vui. Hết buổi trưa, Linh phải ra về. Cô bé khen tấm tắc đồ ăn của quán, còn check in và viết review về quán. Trang cá nhân của cô bé ngay lập tức có hơn 60 000 lượt bình luận. Đa số đều là muốn đi ăn thử quán mà Bà chúa review.
Văn phụ giúp mẹ tới tối mịt.
Nó nghĩ, mọi người cùng làm việc như vậy, rất vui.
Lỡ mà nó không tốt nghiệp được Tiểu học, nó ở đây làm phụ quán, cũng ổn mà.
Hôm nay là ngày chấm thi tốt nghiệp Tiểu học. Các giáo viên hai môn Văn và Toán của trường Kình Ngư phải tập trung lại một chỗ, tắt hết điện thoại, cách ly khỏi thế giới bên ngoài, rồi bắt đầu chấm bài.
Bài thi được cắt phách, tránh thiên vị, tiêu cực.
Cô Vân cùng phòng chấm bài với hơn 10 giáo viên khác, trong đó có một vị là chủ khảo, học vị cao, uy tín cũng rất cao.
Tiết trời tháng 7 nóng nực, cô vừa chấm bài vừa đầu váng mắt hoa. Những bài thi đầu, cô còn mang tinh thần “sẵn sàng phát hiện tài năng mới” của nền Văn học nước nhà, nhưng chấm khoảng 10 bài, cô chỉ thấy những kiểu viết máy móc, lặp lại, bình thường, không có gì đặc sắc. Cô chỉ việc rà theo barem điểm, có được ý nào là cô tích ý đó, cuối cùng cộng lại. Thật quá nhàm chán!
Đây là lần đầu tiên cô chấm thi. Không thể tin được là lại nhàm chán mệt mỏi tới vậy. Cả tập bài thi dày cộp này, liệu có thể kiếm được một tài năng hay không? Nản quá!
- Ôi! Cái gì thế này?
Bỗng giọng vị chủ khảo reo lên, hơi khàn khàn, xúc động.
- Thầy chủ khảo khóc rồi!
- Mười năm nay chấm thi, cơ mặt thầy chưa từng giãn ra một lần nào. Sao lần này thầy có thể khóc được chứ?
- Qua xem, qua xem!
Chấm thi Văn vốn là như vậy. có bài văn nào hay, hoặc có bài nào ngô nghê quá mức, cả làng cùng xúm vào.
- Híc! Híc!
- Cảm động quá!
- “Từ nhỏ tới giờ, chỉ có 2 mẹ con nương tựa lẫn nhau. Có rất nhiều người theo đuổi mẹ, nhưng mẹ em vẫn một mình nuôi em”.
- Đêm sinh nhật chỉ 2 mẹ con cùng đón sao. Sao tui nhớ lại ngày bé của tui vậy nè?
- Cái cách nó tả dáng nằm của mẹ, co ro, mệt mỏi, chi tiết này đắt giá quá! Những nhà văn lớn, dường như cũng bắt đầu từ những chi tiết đắt giá như vậy.
- Bài văn này, như dồn toàn tâm can ra viết vậy.
- Nhưng dung lượng chữ chưa đủ, diễn đạt nhiều chỗ còn hơi cứng nhắc...
- Đúng là nếu so barem điểm, hơi thiếu...
Thầy chủ khảo không tham gia thảo luận, để mặc đám đông chuyền tay nhau bài văn này. Thầy ngồi trầm ngâm, vẫn tuôn hai hàng nước mắt. Đợt vừa rồi chính là giỗ đầu mẹ của thầy. Hơn ai hết, thầy hiểu được nỗi mất mát khi không còn mẹ. Bài văn này, khơi gợi cho thầy những cảm xúc không thể kìm nén nổi.
Thầy thấy cô Vân, cô giáo trẻ nhất trong phòng, đang đọc bài văn, cũng xúc động không kém.
- Cô Vân, cô mới tới chấm thi, cô cho ý kiến đi. Bài văn này, nên chấm thế nào?
- Hành văn đúng là hơi ngô nghê, lại thiếu ý để ăn điểm, nhưng Văn học vốn là khai phá cảm xúc của con người. Viết văn để đạt đủ ý mà lại máy móc, cứng nhắc, liệu có còn là Văn học không? Barem điểm, chỉ là công thức để làm nên một bài văn. Mà Văn học, vốn làm gì có công thức? Cháu thấy bài văn này, khơi gợi nên cảm xúc trong mỗi người, đây mới là Văn học thật sự!
- Em Vân nói rất đúng!
- Bài luận này, nên cho điểm tối đa!
Các giáo viên cũng xôn xao.
- Bài Đọc hiểu, tuy không được chính xác lắm, nhưng ngẫm lại, cũng có thể miễn cưỡng cho 4 điểm!
- Đúng vậy, dồn quá nhiều công sức vào bài Luận như vậy, bài Đọc hiểu hơi đuối một chút là chuyện bình thường.
- Bài Luận mới là nơi học sinh thể hiện tài năng, còn đọc hiểu, cả nghìn đứa đều như một, đâu có gì đặc biệt!
- Đúng vậy, cho bài Đọc hiểu 4 điểm, với bài Luận 5 điểm, vậy là 9 điểm rồi.
- Đúng thế, bài thi này, 9 điểm, vô cùng xứng đáng!
- 9 điểm, có khi đã là Thủ khoa rồi, vừa được nhận Học bổng, còn được chọn vào đội tuyển thi Văn nữa!
Thầy chủ khảo giơ tay lên. Mọi người đều im lặng.
Thầy cầm cây bút đỏ, hạ xuống.
9 điểm.