Thiên Mệnh Khả Biến
Chương 410: Cánh cổng địa ngục
Cách địa điểm di tích vài trăm mét, có một cái giếng cạn.
Cái giếng này chính là lối vào khu di tích.
Chiếc giếng này được đào ra bởi một Thám Hiểm gia cấp thấp ngay từ hồi mới phát hiện ra di tích, với mục đích thu vé vào cửa đối với các Thám Hiểm gia khác muốn tiến vào.
Tuy nhiên, chờ hoài chờ mãi, tới khi rục xương rồi vẫn chẳng có ai tới thám hiểm. Nay cái giếng đã bị bỏ hoang.
Đây là thông tin Vân đọc được trên Diễn đàn.
Trong đêm tối, hai cha con đi tới bên miệng giếng.
Lão Bạch vác theo con Hắc Kê trên vai. Đến nơi, lão đưa con gà lên miệng giếng, nói.
- Kê vàng kê bạc, kê ăn cơm của tao, kê nhớ đáp nghĩa tao…
- Ê, cơm con mua đó chứ?
- Im! Kê vàng kê bạc, chén cơm của tao phụ thuộc cả vào mày đó.
Lần nào dùng tới Hắc Kê, lão cũng đều khấn vái một bài như vậy. Sau đó, lão thả con Hắc Kê xuống giếng.
Phạch phạch phạch!
Con Hắc Kê vỗ cánh phành phạch rồi hạ xuống đáy giếng.
Tầm 10 giây sau, dưới giếng phát ra một đốm sáng vàng rực, nhìn kĩ lại thấy con Hắc Kê bây giờ có bộ lông tỏa sáng vàng chóe.
- OK rồi, xuống thôi!
Dưới đáy giếng có một dấu hiệu nho nhỏ, nếu không phải dân trong nghề thì sẽ rất khó nhận ra.
Đây là ổ khóa của Thám Hiểm gia năm đó, một loại Trận Pháp không quá phức tạp.
Vân bật app Unlock lên, đưa điện thoại lên scan Trận Pháp ấy. 5s sau, điện thoại đã báo về.
- Có trong thư viện. Đang tiến hành phá khóa.
- Cái điện thoại này tiện lợi ghê nhỉ? Khi nào cho cha mượn nhé?
- Đừng hòng!
Bíp! Bíp!!
Tiếng báo phá khóa thành công. Trên tường đá dần tách ra một lối đi.
Cách đó không xa, núp trên một cành cây là hai thầy trò Plea và Erik. Cả 2 đều mặc một bộ áo choàng đen sì, và một chiếc mặt nạ hình mỏ chim, che từ phần mũi xuống cằm, kéo dài tới tai. Trên phần tai lại có một loại tai nghe kết nối.
- Đi nào, nhớ bám sát theo bọn họ, nhưng đừng để bị phát hiện. Cậu nhớ tôn chỉ của chúng ta chứ?
- Chúng ta là Kền kền, chúng ta không săn mồi. Chúng ta cướp mồi.
- Rồi, đi nào.
Đường hầm ẩm thấp và tối tăm. Xem ra tác giả của nó cũng không quá bận tâm tới chuyện tiện nghi.
Con gà của lão Bạch chạy trước, lông nó phát ánh vàng rực rỡ. Vân đi sau, tay cầm điện thoại rọi đèn khắp xung quanh.
Lão Bạch đi sau cùng, mắt không ngừng láo liên nhìn khắp nơi.
Đi Thám Hiểm, công việc đoạn hậu vô cùng quan trọng. Bao quát hết được tất cả những gì mà đồng đội đi trước bỏ sót, chuẩn bị sẵn sàng cho những cuộc tập kích bất ngờ, và xóa dấu vết.
Càng để những người có kinh nghiệm đi đoạn hậu, đoàn Thám Hiểm càng có thể an tâm tiến lên.
- A1!
- A2!
- B3!
- D5!
Vừa đi, Vân vừa không ngừng nói nhỏ vào điện thoại. Cô đang đọc ra từng loại tọa độ để vẽ nên bản đồ. Trên điện thoại, từng hình vẽ về đường đi dần hiện lên.
App điện thoại này có thể phát sóng vô tuyến ra xung quanh, dựa theo các tín hiệu bị bật lại từ những bức tường mà xác định được địa hình xung quanh, sau đó lại dựa vào la bàn và tốc độ bước chân của Vân để vẽ lại sơ đồ. Tuy nhiên, vì app này vẫn chưa quá hoàn thiện, Vân vẫn phải đọc lại các mốc tọa độ theo từng quãng thời gian nhất định để app điều chỉnh lại cho chính xác hơn.
Lão Bạch đi sau lại dùng một viên phấn khắc lại những tọa độ mà Vân vừa đọc.
Thám Hiểm là một công việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp và cẩn thận cao như vậy. Những kẻ ngông cuồng cầm vũ khí phăm phăm chạy xuống di tích kiểu “thế giới này là của bố mày” thì đều đã chết rục xương rồi.
Thông thường, vì cẩn thận như vậy mà bước tiến của các đoàn Thám hiểm không hề nhanh một chút nào. Thường thì bọn họ phải dành nhiều ngày vừa đi vừa dò dẫm, lúc mệt lại lấy nước và thức ăn ra nghỉ chân, thậm chí phải mang theo lều trại.
Một Party thám hiểm chuẩn mực, cần có một người am hiểu vẽ bản đồ, một chữa thương, một người am hiểu về thám thính và xóa dấu vết, và càng nhiều người có chiến lực cao càng tốt.
Nhưng Vân và cha mình đã phối hợp với nhau ăn ý từ lâu, họ lại có những công cụ mà người thường không có, nên dù phải làm nhiều công việc một lúc như vậy, họ vẫn đi phăm phăm về phía trước.
Đường hầm của vị Thám Hiểm gia ngày xưa cũng không ngoằn nghèo phức tạp lắm, đi một hồi là tới khu di tích.
Trần hang dần mở rộng ra, và trước mặt hai cha con là một cánh cửa đá.
Con gà cũng dừng lại. Lông nó chuyển từ màu vàng rực sang màu bạc.
Màu vàng tức là hoàn toàn an toàn. Màu bạc tức là không chắc chắn.
Vân dừng lại. Cô đưa điện thoại lên quay hình khung cảnh phía trước, bật lên các chế độ như Zoom lớn, hồng ngoại, tử ngoại, và đo các bức xạ carbon.
- Không có sự sống. Tạm thời không phát hiện thấy cạm bẫy. Nhưng... quái lạ?!
- Sao?
- Nơi đây theo Daddy nói, là phải hơn 3000 năm rồi phải không? Theo ghi chép lại, cũng phải tầm 4000 năm gì đó, thời còn là Hà Quốc cơ mà? Vì sao... cánh cổng này... niên đại chỉ mới 1000 năm mà thôi?!
- Quái lạ?! Đo thử mẫu đất xung quanh xem.
Vân chĩa điện thoại ra xung quanh.
- Mẫu đất ở đây, rõ ràng là đã hình thành được hơn 3000 năm rồi!
- Quái đản!! - Lão Bạch cũng tỏ ra vô cùng nghi hoặc.
Với kiến thức của một Shadow Runner, lão cũng không thể lý giải nổi chuyện kì quái này.
Vì sao dưới lòng đất đã hơn 3000 năm, trong một di tích có 4000 năm tuổi, lại có một cánh cổng chỉ mới được xây dựng cách đây 1000 năm?
Đằng sau cánh cổng đó là gì? Ai đã xây dựng nên cánh cổng này? Và làm sao họ mang được nó xuống đây?
Trong lúc lão Bạch đang cố suy ngẫm, Vân cũng không ngồi chơi. Cô nhanh chóng chụp lấy hình ảnh cánh cổng này, và đem nó ra so sánh với các Thư viện lưu sẵn trong máy. Nơi đây không thể online được, nếu không thì sử dụng các Thư viện online sẽ còn ra nhiều thứ hơn.
- Cha... - Giọng cô lạc hẳn đi
-...
- Cha à!! - Cô nâng âm lượng lên một chút, giọng nói vẫn pha lẫn run rẩy.
- Sao thế?
- Hình thù cánh cổng này, so với truyền thuyết của người Khali... giống... giống hệt!
Lão Bạch chồm tới cầm lấy điện thoại của Vân. Hình ảnh trên màn hình rõ mồn một, kèm thêm những dòng mô tả.
Lão cũng biết sơ sơ về di tích này. Nó nằm ở đâu đó miền Trung của Tân Lục địa. Người khám phá nó, là một Shadow Runner bí hiểm, Lonely Boy. Bài viết này cũng là do anh ta chia sẻ lại.
“Cánh cổng này nằm đó trơ trọi, hoàn toàn lạc nhịp với khung cảnh xung quanh. Không hề có một di tích nào xung quanh đó tạo được mối liên hệ với thứ quái quỷ này. Ngay cả nền đất cũng khác biệt. Loại đá làm nên cánh cổng này cũng không thể nào tìm thấy trong bán kính 6000 cây số xung quanh.
Tôi đã cố gắng tìm hiểu tới tận cùng xuất xứ của nó ở đâu, nhưng mọi nỗ lực đều là vô vọng. Cuối cùng, chẳng biết là may mắn hay xui xẻo, tôi đã tìm được một ghi chép rất xa xưa tìm thấy trong nhà một người dân bản địa. Anh ta đã dịch lại cho tôi, và bằng chút kiến thức Ngôn ngữ ít ỏi của mình, tôi sợ là anh ta đã dịch không hề sai.
Vì sao tôi lại sợ ư? Vì giây phút tôi nghe thấy cụm từ ấy, đó là lần đầu tiên trên đời tôi biết đến nỗi sợ.
Jahannama.
Gate of Hell.
Cánh Cổng Địa Ngục!”.
Cái giếng này chính là lối vào khu di tích.
Chiếc giếng này được đào ra bởi một Thám Hiểm gia cấp thấp ngay từ hồi mới phát hiện ra di tích, với mục đích thu vé vào cửa đối với các Thám Hiểm gia khác muốn tiến vào.
Tuy nhiên, chờ hoài chờ mãi, tới khi rục xương rồi vẫn chẳng có ai tới thám hiểm. Nay cái giếng đã bị bỏ hoang.
Đây là thông tin Vân đọc được trên Diễn đàn.
Trong đêm tối, hai cha con đi tới bên miệng giếng.
Lão Bạch vác theo con Hắc Kê trên vai. Đến nơi, lão đưa con gà lên miệng giếng, nói.
- Kê vàng kê bạc, kê ăn cơm của tao, kê nhớ đáp nghĩa tao…
- Ê, cơm con mua đó chứ?
- Im! Kê vàng kê bạc, chén cơm của tao phụ thuộc cả vào mày đó.
Lần nào dùng tới Hắc Kê, lão cũng đều khấn vái một bài như vậy. Sau đó, lão thả con Hắc Kê xuống giếng.
Phạch phạch phạch!
Con Hắc Kê vỗ cánh phành phạch rồi hạ xuống đáy giếng.
Tầm 10 giây sau, dưới giếng phát ra một đốm sáng vàng rực, nhìn kĩ lại thấy con Hắc Kê bây giờ có bộ lông tỏa sáng vàng chóe.
- OK rồi, xuống thôi!
Dưới đáy giếng có một dấu hiệu nho nhỏ, nếu không phải dân trong nghề thì sẽ rất khó nhận ra.
Đây là ổ khóa của Thám Hiểm gia năm đó, một loại Trận Pháp không quá phức tạp.
Vân bật app Unlock lên, đưa điện thoại lên scan Trận Pháp ấy. 5s sau, điện thoại đã báo về.
- Có trong thư viện. Đang tiến hành phá khóa.
- Cái điện thoại này tiện lợi ghê nhỉ? Khi nào cho cha mượn nhé?
- Đừng hòng!
Bíp! Bíp!!
Tiếng báo phá khóa thành công. Trên tường đá dần tách ra một lối đi.
Cách đó không xa, núp trên một cành cây là hai thầy trò Plea và Erik. Cả 2 đều mặc một bộ áo choàng đen sì, và một chiếc mặt nạ hình mỏ chim, che từ phần mũi xuống cằm, kéo dài tới tai. Trên phần tai lại có một loại tai nghe kết nối.
- Đi nào, nhớ bám sát theo bọn họ, nhưng đừng để bị phát hiện. Cậu nhớ tôn chỉ của chúng ta chứ?
- Chúng ta là Kền kền, chúng ta không săn mồi. Chúng ta cướp mồi.
- Rồi, đi nào.
Đường hầm ẩm thấp và tối tăm. Xem ra tác giả của nó cũng không quá bận tâm tới chuyện tiện nghi.
Con gà của lão Bạch chạy trước, lông nó phát ánh vàng rực rỡ. Vân đi sau, tay cầm điện thoại rọi đèn khắp xung quanh.
Lão Bạch đi sau cùng, mắt không ngừng láo liên nhìn khắp nơi.
Đi Thám Hiểm, công việc đoạn hậu vô cùng quan trọng. Bao quát hết được tất cả những gì mà đồng đội đi trước bỏ sót, chuẩn bị sẵn sàng cho những cuộc tập kích bất ngờ, và xóa dấu vết.
Càng để những người có kinh nghiệm đi đoạn hậu, đoàn Thám Hiểm càng có thể an tâm tiến lên.
- A1!
- A2!
- B3!
- D5!
Vừa đi, Vân vừa không ngừng nói nhỏ vào điện thoại. Cô đang đọc ra từng loại tọa độ để vẽ nên bản đồ. Trên điện thoại, từng hình vẽ về đường đi dần hiện lên.
App điện thoại này có thể phát sóng vô tuyến ra xung quanh, dựa theo các tín hiệu bị bật lại từ những bức tường mà xác định được địa hình xung quanh, sau đó lại dựa vào la bàn và tốc độ bước chân của Vân để vẽ lại sơ đồ. Tuy nhiên, vì app này vẫn chưa quá hoàn thiện, Vân vẫn phải đọc lại các mốc tọa độ theo từng quãng thời gian nhất định để app điều chỉnh lại cho chính xác hơn.
Lão Bạch đi sau lại dùng một viên phấn khắc lại những tọa độ mà Vân vừa đọc.
Thám Hiểm là một công việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp và cẩn thận cao như vậy. Những kẻ ngông cuồng cầm vũ khí phăm phăm chạy xuống di tích kiểu “thế giới này là của bố mày” thì đều đã chết rục xương rồi.
Thông thường, vì cẩn thận như vậy mà bước tiến của các đoàn Thám hiểm không hề nhanh một chút nào. Thường thì bọn họ phải dành nhiều ngày vừa đi vừa dò dẫm, lúc mệt lại lấy nước và thức ăn ra nghỉ chân, thậm chí phải mang theo lều trại.
Một Party thám hiểm chuẩn mực, cần có một người am hiểu vẽ bản đồ, một chữa thương, một người am hiểu về thám thính và xóa dấu vết, và càng nhiều người có chiến lực cao càng tốt.
Nhưng Vân và cha mình đã phối hợp với nhau ăn ý từ lâu, họ lại có những công cụ mà người thường không có, nên dù phải làm nhiều công việc một lúc như vậy, họ vẫn đi phăm phăm về phía trước.
Đường hầm của vị Thám Hiểm gia ngày xưa cũng không ngoằn nghèo phức tạp lắm, đi một hồi là tới khu di tích.
Trần hang dần mở rộng ra, và trước mặt hai cha con là một cánh cửa đá.
Con gà cũng dừng lại. Lông nó chuyển từ màu vàng rực sang màu bạc.
Màu vàng tức là hoàn toàn an toàn. Màu bạc tức là không chắc chắn.
Vân dừng lại. Cô đưa điện thoại lên quay hình khung cảnh phía trước, bật lên các chế độ như Zoom lớn, hồng ngoại, tử ngoại, và đo các bức xạ carbon.
- Không có sự sống. Tạm thời không phát hiện thấy cạm bẫy. Nhưng... quái lạ?!
- Sao?
- Nơi đây theo Daddy nói, là phải hơn 3000 năm rồi phải không? Theo ghi chép lại, cũng phải tầm 4000 năm gì đó, thời còn là Hà Quốc cơ mà? Vì sao... cánh cổng này... niên đại chỉ mới 1000 năm mà thôi?!
- Quái lạ?! Đo thử mẫu đất xung quanh xem.
Vân chĩa điện thoại ra xung quanh.
- Mẫu đất ở đây, rõ ràng là đã hình thành được hơn 3000 năm rồi!
- Quái đản!! - Lão Bạch cũng tỏ ra vô cùng nghi hoặc.
Với kiến thức của một Shadow Runner, lão cũng không thể lý giải nổi chuyện kì quái này.
Vì sao dưới lòng đất đã hơn 3000 năm, trong một di tích có 4000 năm tuổi, lại có một cánh cổng chỉ mới được xây dựng cách đây 1000 năm?
Đằng sau cánh cổng đó là gì? Ai đã xây dựng nên cánh cổng này? Và làm sao họ mang được nó xuống đây?
Trong lúc lão Bạch đang cố suy ngẫm, Vân cũng không ngồi chơi. Cô nhanh chóng chụp lấy hình ảnh cánh cổng này, và đem nó ra so sánh với các Thư viện lưu sẵn trong máy. Nơi đây không thể online được, nếu không thì sử dụng các Thư viện online sẽ còn ra nhiều thứ hơn.
- Cha... - Giọng cô lạc hẳn đi
-...
- Cha à!! - Cô nâng âm lượng lên một chút, giọng nói vẫn pha lẫn run rẩy.
- Sao thế?
- Hình thù cánh cổng này, so với truyền thuyết của người Khali... giống... giống hệt!
Lão Bạch chồm tới cầm lấy điện thoại của Vân. Hình ảnh trên màn hình rõ mồn một, kèm thêm những dòng mô tả.
Lão cũng biết sơ sơ về di tích này. Nó nằm ở đâu đó miền Trung của Tân Lục địa. Người khám phá nó, là một Shadow Runner bí hiểm, Lonely Boy. Bài viết này cũng là do anh ta chia sẻ lại.
“Cánh cổng này nằm đó trơ trọi, hoàn toàn lạc nhịp với khung cảnh xung quanh. Không hề có một di tích nào xung quanh đó tạo được mối liên hệ với thứ quái quỷ này. Ngay cả nền đất cũng khác biệt. Loại đá làm nên cánh cổng này cũng không thể nào tìm thấy trong bán kính 6000 cây số xung quanh.
Tôi đã cố gắng tìm hiểu tới tận cùng xuất xứ của nó ở đâu, nhưng mọi nỗ lực đều là vô vọng. Cuối cùng, chẳng biết là may mắn hay xui xẻo, tôi đã tìm được một ghi chép rất xa xưa tìm thấy trong nhà một người dân bản địa. Anh ta đã dịch lại cho tôi, và bằng chút kiến thức Ngôn ngữ ít ỏi của mình, tôi sợ là anh ta đã dịch không hề sai.
Vì sao tôi lại sợ ư? Vì giây phút tôi nghe thấy cụm từ ấy, đó là lần đầu tiên trên đời tôi biết đến nỗi sợ.
Jahannama.
Gate of Hell.
Cánh Cổng Địa Ngục!”.