[Thập Niên 80] Xem Mắt Nhầm, Tôi Đã Kết Hôn Với Sĩ Quan Mạnh Nhất
Chương 216: Người Kia Nhà Em Chu Đáo Thật Đấy (1)
Tuy nhiên sau đó do con cái đi học nên gia đình đành phải chuyển đi, cách nhà máy quá xa, cô ấy buộc phải xin nghỉ việc.
Sau hai năm ngây ngốc ở nhà, ngày nào cũng tắm rửa, làm quần áo, nấu cơm cho bọn nhỏ, Thôi Lâm Ngư thấy hơi buồn chán, muốn tìm một công việc phù hợp với mình.
Bạch Vi bảo Thôi Lâm Ngư làm những gì là sở trường của cô ấy, hoặc là làm đồ trang sức đơn giản để cô nhìn thử.
Thôi Lâm Ngư không hề lề mề, trực tiếp sử dụng các phụ kiện mà Bạch Vi đưa cho để làm ra một chiếc vòng tay.
Khéo tay, kỹ năng tốt, đây không phải là nhân viên mà cô đang muốn tìm sao?
Bạch Vi rất hài lòng, vì vậy cô bắt đầu thương lượng tiền lương.
"Mỗi sáng đến trước 8 giờ, sau khi đến cửa hàng thì phải dọn dẹp vệ sinh trước. Cửa hàng mở cửa vào đúng 8 giờ, mùa hè thường tan làm vào 8 giờ tối, mùa đông sẽ sớm hơn một xíu. Tiền lương mỗi tháng là 40 đồng, sau đó trưa nghỉ một lúc ăn cơm, chị thấy có được không?"
Thành thật mà nói, nếu điều kiện mà Bạch Vi đưa ra được viết trên giấy dán ở ngoài cửa, thì chắc chắn không chỉ có hơn chục người đến xin việc.
Thôi Lâm Ngư là một người có tính tình cởi mở, cô ấy cười nói: "Cảm ơn bà chủ, điều kiện này rất tốt."
Nếu đã quyết định, ngày mai có thể chính thức đi làm.
Thẩm Quyên cũng ở trong cửa hàng, Bạch Vi giới thiệu qua rồi để Thôi Lâm Ngư rời đi.
Buổi tối, lúc Bạch Vi về nhà ăn cơm, cô đã nói với Lục Tư Đình một chút.
"Hôm nay cửa hàng tuyển được một nhân viên, chị ấy họ Thôi. Trước kia chị Thôi làm công nhân trong nhà máy trang sức năm năm, tay nghề vô cùng tốt, khi nào đào tạo chị ấy xong, em không cần phải ngày ngày dậy sớm đến cửa hàng nữa."
"Vậy cũng được, em đang mang thai, anh cũng không muốn em phải quá vất vả, tuyển nhân viên là một ý tưởng khá ổn."
Lục Tư Đình cũng rất tán thành.
Hai người ăn cơm xong, ra ngoài đi dạo như thường lệ hai vòng rồi mới về nhà đi ngủ.
Ngày hôm sau, tám giờ Bạch Vi đến cửa hàng, Thôi Lâm Ngư vừa vặn cũng đến nơi.
Ngày đầu tiên đi làm, Bạch Vi giới thiệu sơ qua về những món đồ trang sức hiện có trong cửa hàng, đồng thời phân loại sắp xếp, cũng như nói về kiểu đáng và ý tưởng mà cô thiết kế. Chị Thôi không hổ là người đã từng làm việc này, Bạch Vi nói những øì, cô ấy đều nhớ rất nhanh, cho dù có vài thứ chưa từng thấy qua nhưng qua một buổi trưa, cô ấy cũng nắm được ít nhiều.
Sau khi ăn trưa xong, Bạch Vi bắt đầu dạy cô ấy làm đồ trang sức đơn giản.
Ví dụ như kẹp tóc, vòng tay, ghim cài áo, những thứ này làm tương đối dễ, Bạch Vi dạy sơ qua một lần.
Làm gì cũng phải tiến hành từng bước một, đầu tiên là dạy những thứ đơn giản, khi chị Thôi dần đần quen tay, có thể làm được như Thẩm Quyên, Bạch Vi mới cân nhắc hướng dẫn chị ấy làm những đồ trang sức khó hơn.
Dù sao bây giờ cô vẫn có thể chạy qua chạy lại, ngày nào cũng đến cửa hàng một lượt. Nhưng mà sau khi bụng lớn hơn, cô không đến cửa hàng thì cũng có thể ở nhà làm đồ trang sức, vì vậy những món đồ trang sức khó và phức tạp Bạch Vi vẫn định tự làm.
Vào làm được một tuần, chị Thôi nhanh chóng thích nghỉ với công việc mới, sáng nào cũng đến mở cửa hàng, quét dọn vệ sinh.
Còn chuyện cơm trưa, con phố bên cạnh toàn quán ăn nhỏ, một hộp cơm hai mặn hai chay có giá 40 hào, một suất mì somen giá 10 hào, mì bò giá 70 hào.
Bạch Vi trực tiếp trả 40 hào mỗi bữa, tức là 12 đồng mỗi tháng.
Sau khi quan sát vài ngày, công việc kinh doanh của cửa hàng rất ổn định, chị Thôi cực kì có động lực, mỗi khi có khách đến, cô ấy đều tiếp đón một cách chuyên nghiệp. Khi cửa hàng không có khách, cô ấy sẽ đi xem đồ trang sức và giải thích vê mười hai chòm sao.
Sau hai năm ngây ngốc ở nhà, ngày nào cũng tắm rửa, làm quần áo, nấu cơm cho bọn nhỏ, Thôi Lâm Ngư thấy hơi buồn chán, muốn tìm một công việc phù hợp với mình.
Bạch Vi bảo Thôi Lâm Ngư làm những gì là sở trường của cô ấy, hoặc là làm đồ trang sức đơn giản để cô nhìn thử.
Thôi Lâm Ngư không hề lề mề, trực tiếp sử dụng các phụ kiện mà Bạch Vi đưa cho để làm ra một chiếc vòng tay.
Khéo tay, kỹ năng tốt, đây không phải là nhân viên mà cô đang muốn tìm sao?
Bạch Vi rất hài lòng, vì vậy cô bắt đầu thương lượng tiền lương.
"Mỗi sáng đến trước 8 giờ, sau khi đến cửa hàng thì phải dọn dẹp vệ sinh trước. Cửa hàng mở cửa vào đúng 8 giờ, mùa hè thường tan làm vào 8 giờ tối, mùa đông sẽ sớm hơn một xíu. Tiền lương mỗi tháng là 40 đồng, sau đó trưa nghỉ một lúc ăn cơm, chị thấy có được không?"
Thành thật mà nói, nếu điều kiện mà Bạch Vi đưa ra được viết trên giấy dán ở ngoài cửa, thì chắc chắn không chỉ có hơn chục người đến xin việc.
Thôi Lâm Ngư là một người có tính tình cởi mở, cô ấy cười nói: "Cảm ơn bà chủ, điều kiện này rất tốt."
Nếu đã quyết định, ngày mai có thể chính thức đi làm.
Thẩm Quyên cũng ở trong cửa hàng, Bạch Vi giới thiệu qua rồi để Thôi Lâm Ngư rời đi.
Buổi tối, lúc Bạch Vi về nhà ăn cơm, cô đã nói với Lục Tư Đình một chút.
"Hôm nay cửa hàng tuyển được một nhân viên, chị ấy họ Thôi. Trước kia chị Thôi làm công nhân trong nhà máy trang sức năm năm, tay nghề vô cùng tốt, khi nào đào tạo chị ấy xong, em không cần phải ngày ngày dậy sớm đến cửa hàng nữa."
"Vậy cũng được, em đang mang thai, anh cũng không muốn em phải quá vất vả, tuyển nhân viên là một ý tưởng khá ổn."
Lục Tư Đình cũng rất tán thành.
Hai người ăn cơm xong, ra ngoài đi dạo như thường lệ hai vòng rồi mới về nhà đi ngủ.
Ngày hôm sau, tám giờ Bạch Vi đến cửa hàng, Thôi Lâm Ngư vừa vặn cũng đến nơi.
Ngày đầu tiên đi làm, Bạch Vi giới thiệu sơ qua về những món đồ trang sức hiện có trong cửa hàng, đồng thời phân loại sắp xếp, cũng như nói về kiểu đáng và ý tưởng mà cô thiết kế. Chị Thôi không hổ là người đã từng làm việc này, Bạch Vi nói những øì, cô ấy đều nhớ rất nhanh, cho dù có vài thứ chưa từng thấy qua nhưng qua một buổi trưa, cô ấy cũng nắm được ít nhiều.
Sau khi ăn trưa xong, Bạch Vi bắt đầu dạy cô ấy làm đồ trang sức đơn giản.
Ví dụ như kẹp tóc, vòng tay, ghim cài áo, những thứ này làm tương đối dễ, Bạch Vi dạy sơ qua một lần.
Làm gì cũng phải tiến hành từng bước một, đầu tiên là dạy những thứ đơn giản, khi chị Thôi dần đần quen tay, có thể làm được như Thẩm Quyên, Bạch Vi mới cân nhắc hướng dẫn chị ấy làm những đồ trang sức khó hơn.
Dù sao bây giờ cô vẫn có thể chạy qua chạy lại, ngày nào cũng đến cửa hàng một lượt. Nhưng mà sau khi bụng lớn hơn, cô không đến cửa hàng thì cũng có thể ở nhà làm đồ trang sức, vì vậy những món đồ trang sức khó và phức tạp Bạch Vi vẫn định tự làm.
Vào làm được một tuần, chị Thôi nhanh chóng thích nghỉ với công việc mới, sáng nào cũng đến mở cửa hàng, quét dọn vệ sinh.
Còn chuyện cơm trưa, con phố bên cạnh toàn quán ăn nhỏ, một hộp cơm hai mặn hai chay có giá 40 hào, một suất mì somen giá 10 hào, mì bò giá 70 hào.
Bạch Vi trực tiếp trả 40 hào mỗi bữa, tức là 12 đồng mỗi tháng.
Sau khi quan sát vài ngày, công việc kinh doanh của cửa hàng rất ổn định, chị Thôi cực kì có động lực, mỗi khi có khách đến, cô ấy đều tiếp đón một cách chuyên nghiệp. Khi cửa hàng không có khách, cô ấy sẽ đi xem đồ trang sức và giải thích vê mười hai chòm sao.