Thập Niên 70: Xuyên Thành Chị Gái Phúc Đoàn
Chương 459: Ưu Tú (1)
Đối với hầu hết các gia đình mà nói để tụi trẻ được đi học vốn dĩ cũng chỉ là vì muốn cho chúng biết mấy mặt chữ, biết viết tên của mình. Học cấp hai sao? Những người này sẽ nói cho bạn biết học tập thì có ích lợi gì? Công việc trong thành phố đều đã được điều động nội bộ từ trước, người nông dân như chúng ta không có diễm phúc như vậy, không bằng sớm đi ra ngoài hỗ trợ làm việc thì hơn.
Sự khác biệt vê mặt tư duy nhận thức này rất khó có thể thay đổi.
Trong đội cũng có không ít những em học sinh vừa lên lớp bốn, lớp năm là đã không đi học nữa, đặc biệt là những học sinh nữ.
Ở thời đại này người ta đều cho rằng con gái cũng giống như đào phần mộ tổ tiên trong gia đình. Bọn họ đều cảm thấy con gái bị gả đi lấy chồng ở nhà người khác thì việc gì mình phải bỏ tiền ra để cho tụi nhỏ ăn học?
Không bằng để cho mấy đứa con gái giúp đỡ trông coi em trai trong nhà, làm việc, lớn thêm chút nữa là có thể gả chồng đổi lấy lễ hỏi.
Tình trạng của Sở Phong thì tốt hơn nhiều, Trân Dung Phương là một người phụ nữ mạnh mẽ cho nên đầu óc cực kỳ tỉnh táo. Còn vê Tam Ni, cô bé chính là con cưng của Bạch Giai Tuệ, Bạch Giai Tuệ thương Tam Ni, thương đến mức khắc sâu vào trong xương cốt.
Cho nên Sở Phong và Tam Ni đều không cần phải lo lắng vê vấn đề học lên mà chỉ cần vượt qua được kỳ thi đầu vào của trường trung học cơ sở.
Người mà cô giáo lo lắng lại chính là Nhị Ni.
Đứa nhỏ Nhị Ni này có chút u buồn, nhút nhát, hướng nội, ở trong gia đình những bé gái có tính cách như vậy sẽ càng khổ sở.
Huống chỉ làm sao giáo viên có thể không biết việc Niên Xuân Hoa luôn đi rêu rao những lời nói kia ở trong đội chứ? Ba của Nhị Ni là Sở Chí Mậu còn có những đứa con khác, hiện tại Niên Xuân Hoa không thể cắn càn được Sở Chí Quốc, nhưng đối với nhà đã ở riêng như Sở Chí Mậu thì bà ta sẽ cắn tới tận xương tuỷ.
Cô giáo nghĩ tới nghĩ lui cuối cùng vẫn quyết định đi đến nhà Sở Chí Mậu trước để làm công tác tư tưởng.
"... Học tập mới có thể thay đổi được vận mệnh, thành tích của Sở Tráng và Sở Đóa nhà anh chị đều khá ổn, đặc biệt là Sở Đóa, con bé viết văn cực kỳ tốt." Cô giáo nói: "Con gái thì càng phải nên học lên trung học cơ sở để về sau anh chị được nở mày nở mặt."
Sở Chí Mậu có hơi khó xử, anh ta nghe hiểu ra được ý của cô giáo.
Thật ra cả Sở Chí Mậu và Thái Thuận Anh đều là người có hơi trọng nam khinh nữ, nếu không thì lúc trước Nhị Ni đã không bị Niên Xuân Hoa ngược đãi rồi.
Sở Chí Mậu chỉ muốn cho Đại Tráng được đi học, Khang Khang cũng phải đi học thế thì làm sao trong nhà có thể gánh vác cho cùng một lúc cả ba đứa trẻ đi học được đây?
Đại Tráng thấy ba mình còn đang do dự nên vội vàng nói: "Ba, em gái cũng muốn được đi học, nếu em gái không được đi thì con cũng không đi học đâu. Bình thường có rất nhiều đề bài con không thể làm được, toàn là em gái giảng bài cho con đấy."
Nhị Ni ở bên cạnh cúi đầu, đôi mắt đã nóng lên.
Sở Chí Mậu trừng mắt liếc nhìn Đại Tráng một cái, sau đó nói với cô giáo: "Cô giáo Lý, cô nói đúng, dù sao cứ phải để xem sao cái đã, chỉ cần con bé thi được thì tôi sẽ cho con bé đi học."
Làm sao cô giáo Lý lại không biết đây chỉ là lời nói lấy cớ cơ chứ.
Cô ấy đã làm giáo viên nhiều năm như vậy nên cũng đã gặp quá nhiều rồi.
Có một số gia đình sẽ ra sức để con trai học thật tốt, dù cho thành tích của con trai có kém nhưng bọn họ vẫn không cho con gái đi học. Ngược lại dù cho thành tích của con gái có tốt đến đâu thì đợi đến ngày đi thi bọn họ cũng sẽ cố ý để cho con gái đi làm việc gì đó mà bỏ lỡ kỳ thi.
Quá nhiều, quá nhiều rồi.
Sự khác biệt vê mặt tư duy nhận thức này rất khó có thể thay đổi.
Trong đội cũng có không ít những em học sinh vừa lên lớp bốn, lớp năm là đã không đi học nữa, đặc biệt là những học sinh nữ.
Ở thời đại này người ta đều cho rằng con gái cũng giống như đào phần mộ tổ tiên trong gia đình. Bọn họ đều cảm thấy con gái bị gả đi lấy chồng ở nhà người khác thì việc gì mình phải bỏ tiền ra để cho tụi nhỏ ăn học?
Không bằng để cho mấy đứa con gái giúp đỡ trông coi em trai trong nhà, làm việc, lớn thêm chút nữa là có thể gả chồng đổi lấy lễ hỏi.
Tình trạng của Sở Phong thì tốt hơn nhiều, Trân Dung Phương là một người phụ nữ mạnh mẽ cho nên đầu óc cực kỳ tỉnh táo. Còn vê Tam Ni, cô bé chính là con cưng của Bạch Giai Tuệ, Bạch Giai Tuệ thương Tam Ni, thương đến mức khắc sâu vào trong xương cốt.
Cho nên Sở Phong và Tam Ni đều không cần phải lo lắng vê vấn đề học lên mà chỉ cần vượt qua được kỳ thi đầu vào của trường trung học cơ sở.
Người mà cô giáo lo lắng lại chính là Nhị Ni.
Đứa nhỏ Nhị Ni này có chút u buồn, nhút nhát, hướng nội, ở trong gia đình những bé gái có tính cách như vậy sẽ càng khổ sở.
Huống chỉ làm sao giáo viên có thể không biết việc Niên Xuân Hoa luôn đi rêu rao những lời nói kia ở trong đội chứ? Ba của Nhị Ni là Sở Chí Mậu còn có những đứa con khác, hiện tại Niên Xuân Hoa không thể cắn càn được Sở Chí Quốc, nhưng đối với nhà đã ở riêng như Sở Chí Mậu thì bà ta sẽ cắn tới tận xương tuỷ.
Cô giáo nghĩ tới nghĩ lui cuối cùng vẫn quyết định đi đến nhà Sở Chí Mậu trước để làm công tác tư tưởng.
"... Học tập mới có thể thay đổi được vận mệnh, thành tích của Sở Tráng và Sở Đóa nhà anh chị đều khá ổn, đặc biệt là Sở Đóa, con bé viết văn cực kỳ tốt." Cô giáo nói: "Con gái thì càng phải nên học lên trung học cơ sở để về sau anh chị được nở mày nở mặt."
Sở Chí Mậu có hơi khó xử, anh ta nghe hiểu ra được ý của cô giáo.
Thật ra cả Sở Chí Mậu và Thái Thuận Anh đều là người có hơi trọng nam khinh nữ, nếu không thì lúc trước Nhị Ni đã không bị Niên Xuân Hoa ngược đãi rồi.
Sở Chí Mậu chỉ muốn cho Đại Tráng được đi học, Khang Khang cũng phải đi học thế thì làm sao trong nhà có thể gánh vác cho cùng một lúc cả ba đứa trẻ đi học được đây?
Đại Tráng thấy ba mình còn đang do dự nên vội vàng nói: "Ba, em gái cũng muốn được đi học, nếu em gái không được đi thì con cũng không đi học đâu. Bình thường có rất nhiều đề bài con không thể làm được, toàn là em gái giảng bài cho con đấy."
Nhị Ni ở bên cạnh cúi đầu, đôi mắt đã nóng lên.
Sở Chí Mậu trừng mắt liếc nhìn Đại Tráng một cái, sau đó nói với cô giáo: "Cô giáo Lý, cô nói đúng, dù sao cứ phải để xem sao cái đã, chỉ cần con bé thi được thì tôi sẽ cho con bé đi học."
Làm sao cô giáo Lý lại không biết đây chỉ là lời nói lấy cớ cơ chứ.
Cô ấy đã làm giáo viên nhiều năm như vậy nên cũng đã gặp quá nhiều rồi.
Có một số gia đình sẽ ra sức để con trai học thật tốt, dù cho thành tích của con trai có kém nhưng bọn họ vẫn không cho con gái đi học. Ngược lại dù cho thành tích của con gái có tốt đến đâu thì đợi đến ngày đi thi bọn họ cũng sẽ cố ý để cho con gái đi làm việc gì đó mà bỏ lỡ kỳ thi.
Quá nhiều, quá nhiều rồi.