Lạn Kha Kỳ Duyên
Chương 134: Kẻ mang chữ Minh, khí lành sơ hiện
Dịch: Vạn Cổ
Biên: Mèo Bụng Phệ
Sang ngày thứ hai, ngay khi Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh rời giường, họ được lão Trần chuyển lời từ Kế Duyên rằng hắn sẽ chờ bọn họ tại Trạng Nguyên độ.
Thay vì chèo thuyền chở họ qua bờ bên kia, thì việc gặp gỡ tại Trạng Nguyên độ, sau đó lên đò, chèo qua bên bờ xa lại có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Ăn xong bữa sáng, Trần Tỉnh Hồng, con trai lão Trần liền dẫn hai vị thư sinh đến Trạng Nguyên độ. Ban đầu, ba người định lên xe bò mà đi, nhưng sau đó cảm thấy đi bộ còn nhanh hơn nhiều.
Trần Tỉnh Hồng vốn là trai tráng miền quê, trong khi hai người thư sinh đã từng trui rèn bản thân thông qua chuyến hành trải dài đằng đẵng khi lên kinh ứng thí. Do đó, bước chân của cả ba người không hề chậm chạp, chỉ mất một canh giờ đã vượt qua hơn mười mấy dặm.
Càng đến gần Trạng Nguyên độ, dòng người càng nhộn nhịp, tựa như khách nhân từ bốn phương tám hướng tụ hội lại đây. Thật ra, không phải ai cũng đi ứng thí, mà đa phần là dân cư tụ tập nơi này để cúng bái vị nương nương tại miếu Giang Thần.
Thanh niên họ Trần dừng bước khi chưa đến Trạng Nguyên độ. Gã chỉ về phía trước, rồi nói với hai người thư sinh:
"Ngôi nhà to màu trắng lợp ngói đen kia chính là miếu Giang Thần thuộc Thông Thiên giang đấy. Mặc dù đó không phải là ngôi miếu to lớn nhất trên cả con sông, nhưng lại là nơi có hương hỏa thịnh vượng thuộc hàng nhất, nhì. Đặc biệt là có rất nhiều thư sinh, tài tử đến đó đề thơ. Còn bên này chính là Trạng Nguyên độ, chắc chắn Kế tiên sinh đang ở bến tàu nhỏ tại phía Bắc để chờ hai vị, các ngài cứ đến đó tìm là được!"
Trần Tỉnh Hồng nói xong, liền chuẩn bị quay về. Gã không cần thiết phải qua tận bên kia, dẫn đường đến nơi này là đủ rồi.
"Đa tạ Trần đại ca đưa tiễn! À phải rồi, Trần đại ca, nếu Sử Ngọc Sinh ta có thể đỗ đạt làm quan, trong tương lai nhất định sẽ báo đáp cho các người!"
"Khà khà! Tốt lắm! Chúc hai vị đậu cao! Ta xin về trước, bảo trọng!"
Trần Tỉnh Hồng cười nhẹ, thấy hai người chắp tay vái chào cũng đành chắp tay đáp lễ lại, rồi mới xoay lưng bước đi. Gã đã thấy những người thư sinh thế này rất nhiều. Ai ai cũng mơ tưởng chính mình sẽ trở thành vị trạng nguyên kế tiếp sau khi bước qua Trạng Nguyên độ ấy.
Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh chờ Trần Tỉnh Hồng đi rồi, bèn tự thân xốc lên hòm sách sau lưng, thẳng tiến về Trạng Nguyên độ trong cơn gió rét. Chẳng phải hai người không muốn đi ngắm miếu Giang Thần, chỉ là họ không muốn để Kế Duyên phải chờ lâu.
Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh từng thấy qua bến tàu tại Xuân Huệ phủ. Trong mắt bọn họ, nơi Trạng Nguyên độ này dĩ nhiên không quy mô bằng bến tàu nơi kia. Tuy vậy, nếu hai người nhìn kỹ lại một chút, sẽ thấy rõ phía sau bến tàu bên kia chính là đầu mối giao thông vận tải đường thủy trọng yếu nơi kinh kỳ. Nơi đó có lẽ còn to hơn cảng ngoài của Xuân Huệ phủ một chút.
Bên cạnh đó, mật độ thuyền bè thì đông, nhưng kiểu dáng lại khác nhau. Đây là cảng vận tải then chốt, do đó chẳng có mấy thuyền hoa qua lại. Hơn nữa, hiện tại đang là ngày đông giá rét, thuyền vận tải cũng không nhiều, thỉnh thoảng mới có một chiếc cặp bến...
Thuyền ô bồng đang neo ở một bến đỗ nhỏ tại phía Bắc. Mặc dù những con thuyền xung quanh cũng nhỏ, chẳng đáng là bao so với cái bến tàu rộng lớn, nhưng lại to hơn chiếc thuyền ô bồng này rất nhiều.
Kế Duyên đang ngồi đọc quyển Ngự Luận tại mũi thuyền, tai lắng nghe những tiếng huyên náo nơi xóm cảng.
Có lẽ do bến tàu này mang cái tên Trạng Nguyên độ, nhờ đó mà cũng lất phất mang một chút cảm giác nho nhã xung quanh. Tại đây có bán văn phòng tứ bảo*, lại có những người bán tranh, viết chữ thuê mở quầy kinh doanh.
(Văn phòng tứ bảo gồm bút, mực, giấy, nghiên, bốn món không thể thiếu trong hoạt động viết chữ và vẽ tranh trong văn hóa Trung Hoa ngày xưa. Nổi bật nhất trong bốn loại văn phòng tứ bảo chính là giấy Tuyên, mực Huy, bút Hồ và nghiên Thụy.)
Đang đọc sách, Kế Duyên ngẩng đầu lên, bỗng phát hiện một làn khí lành màu tím nhợt nhạt xen lẫn những hơi thở hỗn tạp giữa đám đông ngoài kia, tựa như một con hạc lộng lẫy đan xen giữa bầy gà.
"Chẳng lẽ có một vị hoàng tử nào đó được sủng ái đang dạo chơi giữa Trạng Nguyên độ này?"
Mặc dù làn khí tím này rất mỏng, nhưng lại rất tinh khiết, không có qua nhiều tạp chất trộn lẫn vào. Điều này chứng tỏ tâm tính của kẻ đó không hề bị những thứ mốc meo chốn triều đình, hay sự xa hoa của giàu sang phú quý tiêm nhiễm. Lúc này, có thể miêu tả kẻ mang khí lành màu tím ấy bằng một chữ - “Minh”.
(ý nói làm người quang minh chính đại, lòng dạ trong sáng.)
"Xem ra Ngoại Đạo Truyện không nói sai, kẻ mang chữ Minh - khí lành sơ hiện, dẫn dắt hiền thần!"
Kế Duyên nhảy từ mũi thuyền lên bến tàu, chuẩn bị đi xem một cuộc gặp gỡ thú vị có thể sẽ xảy ra hay không...
Tại một quầy hàng văn phòng tứ bảo ở Trạng Nguyên độ, một người đàn ông trên ba mươi có vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú hơn người đang dẫn theo một nhóm tùy tùng dạo chơi, vừa đi vừa dừng, chốc chốc lại quan sát bốn phía.
Một người tôi tớ nhìn thấy người đó xoa tay, hà hơi, bèn mở miệng thưa với một vẻ quan tâm.
"Tam công tử, nếu ngài cảm thấy lạnh, vậy chúng ta quay về thuyền đi. Bên trong có lò sưởi và chăn cừu..."
"Thôi đi! Ngươi cứ nói thế làm ta mất hứng đấy!"
Người đàn ông này phất tay, bảo người hầu im miệng, rồi rảo chân bước tiếp. Hôm nay, vốn dĩ người này đến miếu Giang Thần để xem có câu đề từ tuyệt diệu, mới mẻ nào hay không, đáng tiếc chẳng có gì bất ngờ xuất hiện cả. Thế là y dẫn nhóm người này tiện thể ghé ngang Trạng Nguyên độ một chút.
Trong số những vị thư sinh lên kinh ứng thí kia, số lượng thư sinh tập trung tại đây giữa cái mùa giá lạnh thế này đa phần là những người đã thông qua kỳ thi tại các châu, huyện địa phương bằng chính tài năng học thuật của bản thân. Nếu gã có thể nhìn ngắm vẻ mặt của những vị được tôn xưng là "tài tử" đến đây hành hương, âu cũng là một cách thức để giải trí. Hơn thế nữa, nếu có thể phát hiện ra một ai đó có cá tính thú vị, hay ít nhất làm bản thân gã cảm thấy hứng thú, thì chuyến đi này sẽ có ý nghĩa hơn.
Ngay lúc này, y trông thấy Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh đang cõng hòm sách đi đến bến tàu. Trong dáng vẻ mệt nhọc, mũi thở hồng hộc, mặt đỏ ửng thế kia, chẳng lẽ cả hai đúng thật đi bộ đến đây ư?
Khoảng cách giữa Trạng Nguyên độ đến khu chợ gần nhất cũng tầm ba mươi dặm, trong khi mấy ngôi làng gần nhất cũng khoảng hai mươi dặm hơn. Hai người này chính là hai vị thư sinh đầu tiên có thể đi một quãng đường xa xôi đến vậy giữa cơn gió lạnh căm căm như thế này.
Y bèn chỉ về hướng hai người thư sinh đó, hỏi người hầu cạnh bên rằng: "Các ngươi đoán xem, hai người đó đi bộ đến đây, hay ngồi xe ngựa đến đây?"
Người hầu bên cạnh quan sát chăm chú hai tên thư sinh một lát, rồi mở lời:
"Hồi bẩm Tam công tử, mặc dù bước chân của hai người này vững vàng, nhưng động tác đạp xuống lại mềm yếu, chứng tỏ đã đi một quãng đường rất xa, hiện tại đã thấm mệt."
Người đàn ông được gọi là Tam công tử này bèn "Ồ" nhẹ một tiếng, liền phát hiện hai người đó cũng đang tiến về hướng này. Dường như bọn họ tiện đường ngắm nhìn những bức tranh chữ này, chỉ là không dừng lại để xem, mà vẫn đi tiếp.
Ngay khi đi ngang người đàn ông này, Doãn Triệu Tiên đột ngột dừng lại, nhìn ông ta một cái. Sau đó, Doãn phu tử thất thần, tiến về trước mấy bước, dường như chạm phải một phạm vi nguy hiểm nào đó, khiến những người hầu của người đàn ông kia nhíu chặt mày lại.
Một vài tên có dáng vóc hung tợn nhìn chằm chằm đến đây, làm Sử Ngọc Sinh hoảng hốt, vội vàng nói Doãn Triệu Tiên dừng lại.
"Vị tiên sinh này, chẳng hay có thứ gì đó ngộ nghĩnh trên mặt của ta sao?"
Người đàn ông ấy liền mở lời hỏi thăm Doãn Triệu Tiên, trong khi Sử Ngọc Sinh lôi kéo, làm gã dường như giật mình từ giấc chiêm bao, xin lỗi liên tục.
"Chư vị xin thứ lỗi. Doãn mỗ vừa thất thần, bỗng thấy vị công tử đây rất quen mặt, nhưng mỗ khẳng định chưa từng gặp bao giờ. Quả thật là kỳ lạ mà..."
Doãn Triệu Tiên nói nhỏ, liền thấy hai người hầu cận của vị công tử kia bọc lót sau lưng mình và Sử Ngọc Sinh. Lại có hai người khác tiến đến, chộp lấy cánh tay của họ, trong khi hai kẻ sau lưng bắt đầu lục soát hòm sách.
"Các người định làm gì? Dừng tay! Mau dừng tay lại!"
Sử Ngọc Sinh thét lên một cách hoảng hốt, còn Doãn Triệu Tiên lại bình tĩnh hơn, nhưng sắc mặt cũng không vui vẻ gì. Ông ta chẳng rõ vì sao mình nhìn nhầm người một chút cũng bị cho là hành động gây sự, bèn liếc mắt khắp bên tàu tìm kiếm Kế Duyên. Ông ta biết rõ Kế tiên sinh đang ở gần đây, do đó chẳng hề lo sợ chi cả.
Đám thương gia và khách bộ hành xung quanh đều giữ thái độ "đây là chuyện của người ta", chỉ đứng chỉ trỏ, đoán già đoán non rằng, có lẽ hai vị thư sinh đây vừa gây xích mích với một nhà quyền thế nào đó. Chuyện thế này thường xuyên xảy ra ở Trạng Nguyên độ này ấy mà.
Sau khi bọn họ xét hòm sách xong, lại chuyển qua xét người. Vì không tìm ra bất cứ hung khí nào, có một tên hầu cận tìm ra một bản văn thư của quan phủ, lấy trình lên Tam công tử. Vị công tử này mở phần văn thư đó ra xem, rồi hỏi:
"Ai là Doãn Triệu Tiên?"
"Là tại hạ!"
Sau khi Doãn phu tử đáp xong, vị Tam công tử ấy bỗng nhìn ông ta bằng một ánh mắt khá thích thú.
"Ra là Giải nguyên tại đất Kê Châu? Thú vị.. Thả bọn họ ra!"
Người hầu vừa nghe mệnh lệnh, bèn buông bàn tay đang khóa chặt đối phương ra. Việc đầu tiên mà hai người thư sinh này làm chính là xoa xoa cẳng tay, sau đó bèn kiểm kê lại mớ sách vở, giấy tờ vừa bị lôi ra khỏi hòm sách.
Tam công tử liếc mắt xuống, bỗng thấy một vài quyển sách có tên rất lạ lẫm, bèn hiếu kỳ, ngồi xổm xuống xem xét.
"Đây là sách vở của vị học giả tiếng tăm nào? Sao ta chưa từng xem qua nhỉ?"
"Quyển Quần Điểu Luận và Vị Tri Nghĩa này chỉ là sáng tác kém cỏi của tại hạ, chẳng phải là tác phẩm của các vị học giả nổi danh nào đâu."
Vị Tam công tử ấy liền nhặt một quyển sách ở dưới đất lên, nhìn thấy nét thư pháp tinh tế trên "Quần Điểu Luận - Lời của học trò" tại bìa sách. Xem kỹ lại, ông ta còn thấy ba bản khác, lần lượt là "Quần Điểu Luận - Đêm đi muôn phương’, "Quần Điểu Luận - đạo đối xử với thanh niên" và "Quần Điểu Luận - Phượng gáy ngô đồng", xem ra đây là một bảng hệ liệt.
"Doãn Giải Nguyên ở Kê Châu, không biết ông có thể bán những quyển sách này cho ta hay không?"
Tam công tử ngỏ lời với Doãn Triệu Tiên một cách chân thành, khiến người nghe và cả Sử Ngọc Sinh cạnh bên cũng vô cùng sửng sốt.
"Ây da... Ngài định cho giá bao nhiêu?"
Mặc dù sách này là do Doãn Triệu Tiên viết, bất cứ lúc nào cũng có thể viết ra quyển khác. Nhưng do hai người đang thiếu tiền đi đường, do đó, nếu bán được thì sẽ không giả vờ đạo đức giả mà từ chối.
Tam công tử ngoắc tên người hầu bên cạnh lại, gã ta thấy thế liền hiểu ý, móc hai thỏi bạc từ trong ngực áo ra.
Nhìn độ to của thỏi bác ấy, ắt hẳn mỗi một thỏi cũng tới bốn, năm lượng.
"Nhiêu đây đủ không vậy?"
"Này là quá nhiều rồi, tại hạ không thể..."
"Được rồi, được rồi! Không sao cả!"
Doãn Triệu Tiên còn chưa nói hết, Sử Ngọc Sinh đã cướp lời. Tên thư sinh này cười rạng rỡ, cầm lấy bạc từ tay của người hầu rồi đặt gọn bên trong hòm sách của Doãn Triệu Tiên. Sau đó, gã ra hiệu cho Doãn Triệu Tiên, ông ta hiểu ý, liền mang ba quyển Quẩn Điểu Luận còn lại và quyển Vị Tri Nghĩa đưa cho người mua sách.
Chờ nhóm người này rời đi xa, Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh vẫn còn cảm giác chuyện này như một giấc mơ vậy. Chỉ vài cuốn sách lại bán được gần mười lượng bạc, xem ra mùa đông năm nay tại kinh thành không còn vất vả nữa rồi.
Kế Duyên y hệt những người đứng xem trò vui xung quanh, len lỏi giữa dòng người xa xa. Có điều, ngay khi hết tiệc người tàn, thì hắn vẫn đứng yên tại đó, trông về phía vị hoàng tử kia bước đi.
Ngay khi vị "Tam công tử" kia nhận lấy mấy quyển sách do Doãn phu tử tự sáng tác, hắn trông thấy một làn khí tím huyền ảo bốc lên từ đỉnh đầu người đàn ông quyền quý. Mặc dù luồng khí đó không hề rõ nét, nhưng lại vững chãi phi thường.
Biên: Mèo Bụng Phệ
Sang ngày thứ hai, ngay khi Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh rời giường, họ được lão Trần chuyển lời từ Kế Duyên rằng hắn sẽ chờ bọn họ tại Trạng Nguyên độ.
Thay vì chèo thuyền chở họ qua bờ bên kia, thì việc gặp gỡ tại Trạng Nguyên độ, sau đó lên đò, chèo qua bên bờ xa lại có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Ăn xong bữa sáng, Trần Tỉnh Hồng, con trai lão Trần liền dẫn hai vị thư sinh đến Trạng Nguyên độ. Ban đầu, ba người định lên xe bò mà đi, nhưng sau đó cảm thấy đi bộ còn nhanh hơn nhiều.
Trần Tỉnh Hồng vốn là trai tráng miền quê, trong khi hai người thư sinh đã từng trui rèn bản thân thông qua chuyến hành trải dài đằng đẵng khi lên kinh ứng thí. Do đó, bước chân của cả ba người không hề chậm chạp, chỉ mất một canh giờ đã vượt qua hơn mười mấy dặm.
Càng đến gần Trạng Nguyên độ, dòng người càng nhộn nhịp, tựa như khách nhân từ bốn phương tám hướng tụ hội lại đây. Thật ra, không phải ai cũng đi ứng thí, mà đa phần là dân cư tụ tập nơi này để cúng bái vị nương nương tại miếu Giang Thần.
Thanh niên họ Trần dừng bước khi chưa đến Trạng Nguyên độ. Gã chỉ về phía trước, rồi nói với hai người thư sinh:
"Ngôi nhà to màu trắng lợp ngói đen kia chính là miếu Giang Thần thuộc Thông Thiên giang đấy. Mặc dù đó không phải là ngôi miếu to lớn nhất trên cả con sông, nhưng lại là nơi có hương hỏa thịnh vượng thuộc hàng nhất, nhì. Đặc biệt là có rất nhiều thư sinh, tài tử đến đó đề thơ. Còn bên này chính là Trạng Nguyên độ, chắc chắn Kế tiên sinh đang ở bến tàu nhỏ tại phía Bắc để chờ hai vị, các ngài cứ đến đó tìm là được!"
Trần Tỉnh Hồng nói xong, liền chuẩn bị quay về. Gã không cần thiết phải qua tận bên kia, dẫn đường đến nơi này là đủ rồi.
"Đa tạ Trần đại ca đưa tiễn! À phải rồi, Trần đại ca, nếu Sử Ngọc Sinh ta có thể đỗ đạt làm quan, trong tương lai nhất định sẽ báo đáp cho các người!"
"Khà khà! Tốt lắm! Chúc hai vị đậu cao! Ta xin về trước, bảo trọng!"
Trần Tỉnh Hồng cười nhẹ, thấy hai người chắp tay vái chào cũng đành chắp tay đáp lễ lại, rồi mới xoay lưng bước đi. Gã đã thấy những người thư sinh thế này rất nhiều. Ai ai cũng mơ tưởng chính mình sẽ trở thành vị trạng nguyên kế tiếp sau khi bước qua Trạng Nguyên độ ấy.
Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh chờ Trần Tỉnh Hồng đi rồi, bèn tự thân xốc lên hòm sách sau lưng, thẳng tiến về Trạng Nguyên độ trong cơn gió rét. Chẳng phải hai người không muốn đi ngắm miếu Giang Thần, chỉ là họ không muốn để Kế Duyên phải chờ lâu.
Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh từng thấy qua bến tàu tại Xuân Huệ phủ. Trong mắt bọn họ, nơi Trạng Nguyên độ này dĩ nhiên không quy mô bằng bến tàu nơi kia. Tuy vậy, nếu hai người nhìn kỹ lại một chút, sẽ thấy rõ phía sau bến tàu bên kia chính là đầu mối giao thông vận tải đường thủy trọng yếu nơi kinh kỳ. Nơi đó có lẽ còn to hơn cảng ngoài của Xuân Huệ phủ một chút.
Bên cạnh đó, mật độ thuyền bè thì đông, nhưng kiểu dáng lại khác nhau. Đây là cảng vận tải then chốt, do đó chẳng có mấy thuyền hoa qua lại. Hơn nữa, hiện tại đang là ngày đông giá rét, thuyền vận tải cũng không nhiều, thỉnh thoảng mới có một chiếc cặp bến...
Thuyền ô bồng đang neo ở một bến đỗ nhỏ tại phía Bắc. Mặc dù những con thuyền xung quanh cũng nhỏ, chẳng đáng là bao so với cái bến tàu rộng lớn, nhưng lại to hơn chiếc thuyền ô bồng này rất nhiều.
Kế Duyên đang ngồi đọc quyển Ngự Luận tại mũi thuyền, tai lắng nghe những tiếng huyên náo nơi xóm cảng.
Có lẽ do bến tàu này mang cái tên Trạng Nguyên độ, nhờ đó mà cũng lất phất mang một chút cảm giác nho nhã xung quanh. Tại đây có bán văn phòng tứ bảo*, lại có những người bán tranh, viết chữ thuê mở quầy kinh doanh.
(Văn phòng tứ bảo gồm bút, mực, giấy, nghiên, bốn món không thể thiếu trong hoạt động viết chữ và vẽ tranh trong văn hóa Trung Hoa ngày xưa. Nổi bật nhất trong bốn loại văn phòng tứ bảo chính là giấy Tuyên, mực Huy, bút Hồ và nghiên Thụy.)
Đang đọc sách, Kế Duyên ngẩng đầu lên, bỗng phát hiện một làn khí lành màu tím nhợt nhạt xen lẫn những hơi thở hỗn tạp giữa đám đông ngoài kia, tựa như một con hạc lộng lẫy đan xen giữa bầy gà.
"Chẳng lẽ có một vị hoàng tử nào đó được sủng ái đang dạo chơi giữa Trạng Nguyên độ này?"
Mặc dù làn khí tím này rất mỏng, nhưng lại rất tinh khiết, không có qua nhiều tạp chất trộn lẫn vào. Điều này chứng tỏ tâm tính của kẻ đó không hề bị những thứ mốc meo chốn triều đình, hay sự xa hoa của giàu sang phú quý tiêm nhiễm. Lúc này, có thể miêu tả kẻ mang khí lành màu tím ấy bằng một chữ - “Minh”.
(ý nói làm người quang minh chính đại, lòng dạ trong sáng.)
"Xem ra Ngoại Đạo Truyện không nói sai, kẻ mang chữ Minh - khí lành sơ hiện, dẫn dắt hiền thần!"
Kế Duyên nhảy từ mũi thuyền lên bến tàu, chuẩn bị đi xem một cuộc gặp gỡ thú vị có thể sẽ xảy ra hay không...
Tại một quầy hàng văn phòng tứ bảo ở Trạng Nguyên độ, một người đàn ông trên ba mươi có vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú hơn người đang dẫn theo một nhóm tùy tùng dạo chơi, vừa đi vừa dừng, chốc chốc lại quan sát bốn phía.
Một người tôi tớ nhìn thấy người đó xoa tay, hà hơi, bèn mở miệng thưa với một vẻ quan tâm.
"Tam công tử, nếu ngài cảm thấy lạnh, vậy chúng ta quay về thuyền đi. Bên trong có lò sưởi và chăn cừu..."
"Thôi đi! Ngươi cứ nói thế làm ta mất hứng đấy!"
Người đàn ông này phất tay, bảo người hầu im miệng, rồi rảo chân bước tiếp. Hôm nay, vốn dĩ người này đến miếu Giang Thần để xem có câu đề từ tuyệt diệu, mới mẻ nào hay không, đáng tiếc chẳng có gì bất ngờ xuất hiện cả. Thế là y dẫn nhóm người này tiện thể ghé ngang Trạng Nguyên độ một chút.
Trong số những vị thư sinh lên kinh ứng thí kia, số lượng thư sinh tập trung tại đây giữa cái mùa giá lạnh thế này đa phần là những người đã thông qua kỳ thi tại các châu, huyện địa phương bằng chính tài năng học thuật của bản thân. Nếu gã có thể nhìn ngắm vẻ mặt của những vị được tôn xưng là "tài tử" đến đây hành hương, âu cũng là một cách thức để giải trí. Hơn thế nữa, nếu có thể phát hiện ra một ai đó có cá tính thú vị, hay ít nhất làm bản thân gã cảm thấy hứng thú, thì chuyến đi này sẽ có ý nghĩa hơn.
Ngay lúc này, y trông thấy Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh đang cõng hòm sách đi đến bến tàu. Trong dáng vẻ mệt nhọc, mũi thở hồng hộc, mặt đỏ ửng thế kia, chẳng lẽ cả hai đúng thật đi bộ đến đây ư?
Khoảng cách giữa Trạng Nguyên độ đến khu chợ gần nhất cũng tầm ba mươi dặm, trong khi mấy ngôi làng gần nhất cũng khoảng hai mươi dặm hơn. Hai người này chính là hai vị thư sinh đầu tiên có thể đi một quãng đường xa xôi đến vậy giữa cơn gió lạnh căm căm như thế này.
Y bèn chỉ về hướng hai người thư sinh đó, hỏi người hầu cạnh bên rằng: "Các ngươi đoán xem, hai người đó đi bộ đến đây, hay ngồi xe ngựa đến đây?"
Người hầu bên cạnh quan sát chăm chú hai tên thư sinh một lát, rồi mở lời:
"Hồi bẩm Tam công tử, mặc dù bước chân của hai người này vững vàng, nhưng động tác đạp xuống lại mềm yếu, chứng tỏ đã đi một quãng đường rất xa, hiện tại đã thấm mệt."
Người đàn ông được gọi là Tam công tử này bèn "Ồ" nhẹ một tiếng, liền phát hiện hai người đó cũng đang tiến về hướng này. Dường như bọn họ tiện đường ngắm nhìn những bức tranh chữ này, chỉ là không dừng lại để xem, mà vẫn đi tiếp.
Ngay khi đi ngang người đàn ông này, Doãn Triệu Tiên đột ngột dừng lại, nhìn ông ta một cái. Sau đó, Doãn phu tử thất thần, tiến về trước mấy bước, dường như chạm phải một phạm vi nguy hiểm nào đó, khiến những người hầu của người đàn ông kia nhíu chặt mày lại.
Một vài tên có dáng vóc hung tợn nhìn chằm chằm đến đây, làm Sử Ngọc Sinh hoảng hốt, vội vàng nói Doãn Triệu Tiên dừng lại.
"Vị tiên sinh này, chẳng hay có thứ gì đó ngộ nghĩnh trên mặt của ta sao?"
Người đàn ông ấy liền mở lời hỏi thăm Doãn Triệu Tiên, trong khi Sử Ngọc Sinh lôi kéo, làm gã dường như giật mình từ giấc chiêm bao, xin lỗi liên tục.
"Chư vị xin thứ lỗi. Doãn mỗ vừa thất thần, bỗng thấy vị công tử đây rất quen mặt, nhưng mỗ khẳng định chưa từng gặp bao giờ. Quả thật là kỳ lạ mà..."
Doãn Triệu Tiên nói nhỏ, liền thấy hai người hầu cận của vị công tử kia bọc lót sau lưng mình và Sử Ngọc Sinh. Lại có hai người khác tiến đến, chộp lấy cánh tay của họ, trong khi hai kẻ sau lưng bắt đầu lục soát hòm sách.
"Các người định làm gì? Dừng tay! Mau dừng tay lại!"
Sử Ngọc Sinh thét lên một cách hoảng hốt, còn Doãn Triệu Tiên lại bình tĩnh hơn, nhưng sắc mặt cũng không vui vẻ gì. Ông ta chẳng rõ vì sao mình nhìn nhầm người một chút cũng bị cho là hành động gây sự, bèn liếc mắt khắp bên tàu tìm kiếm Kế Duyên. Ông ta biết rõ Kế tiên sinh đang ở gần đây, do đó chẳng hề lo sợ chi cả.
Đám thương gia và khách bộ hành xung quanh đều giữ thái độ "đây là chuyện của người ta", chỉ đứng chỉ trỏ, đoán già đoán non rằng, có lẽ hai vị thư sinh đây vừa gây xích mích với một nhà quyền thế nào đó. Chuyện thế này thường xuyên xảy ra ở Trạng Nguyên độ này ấy mà.
Sau khi bọn họ xét hòm sách xong, lại chuyển qua xét người. Vì không tìm ra bất cứ hung khí nào, có một tên hầu cận tìm ra một bản văn thư của quan phủ, lấy trình lên Tam công tử. Vị công tử này mở phần văn thư đó ra xem, rồi hỏi:
"Ai là Doãn Triệu Tiên?"
"Là tại hạ!"
Sau khi Doãn phu tử đáp xong, vị Tam công tử ấy bỗng nhìn ông ta bằng một ánh mắt khá thích thú.
"Ra là Giải nguyên tại đất Kê Châu? Thú vị.. Thả bọn họ ra!"
Người hầu vừa nghe mệnh lệnh, bèn buông bàn tay đang khóa chặt đối phương ra. Việc đầu tiên mà hai người thư sinh này làm chính là xoa xoa cẳng tay, sau đó bèn kiểm kê lại mớ sách vở, giấy tờ vừa bị lôi ra khỏi hòm sách.
Tam công tử liếc mắt xuống, bỗng thấy một vài quyển sách có tên rất lạ lẫm, bèn hiếu kỳ, ngồi xổm xuống xem xét.
"Đây là sách vở của vị học giả tiếng tăm nào? Sao ta chưa từng xem qua nhỉ?"
"Quyển Quần Điểu Luận và Vị Tri Nghĩa này chỉ là sáng tác kém cỏi của tại hạ, chẳng phải là tác phẩm của các vị học giả nổi danh nào đâu."
Vị Tam công tử ấy liền nhặt một quyển sách ở dưới đất lên, nhìn thấy nét thư pháp tinh tế trên "Quần Điểu Luận - Lời của học trò" tại bìa sách. Xem kỹ lại, ông ta còn thấy ba bản khác, lần lượt là "Quần Điểu Luận - Đêm đi muôn phương’, "Quần Điểu Luận - đạo đối xử với thanh niên" và "Quần Điểu Luận - Phượng gáy ngô đồng", xem ra đây là một bảng hệ liệt.
"Doãn Giải Nguyên ở Kê Châu, không biết ông có thể bán những quyển sách này cho ta hay không?"
Tam công tử ngỏ lời với Doãn Triệu Tiên một cách chân thành, khiến người nghe và cả Sử Ngọc Sinh cạnh bên cũng vô cùng sửng sốt.
"Ây da... Ngài định cho giá bao nhiêu?"
Mặc dù sách này là do Doãn Triệu Tiên viết, bất cứ lúc nào cũng có thể viết ra quyển khác. Nhưng do hai người đang thiếu tiền đi đường, do đó, nếu bán được thì sẽ không giả vờ đạo đức giả mà từ chối.
Tam công tử ngoắc tên người hầu bên cạnh lại, gã ta thấy thế liền hiểu ý, móc hai thỏi bạc từ trong ngực áo ra.
Nhìn độ to của thỏi bác ấy, ắt hẳn mỗi một thỏi cũng tới bốn, năm lượng.
"Nhiêu đây đủ không vậy?"
"Này là quá nhiều rồi, tại hạ không thể..."
"Được rồi, được rồi! Không sao cả!"
Doãn Triệu Tiên còn chưa nói hết, Sử Ngọc Sinh đã cướp lời. Tên thư sinh này cười rạng rỡ, cầm lấy bạc từ tay của người hầu rồi đặt gọn bên trong hòm sách của Doãn Triệu Tiên. Sau đó, gã ra hiệu cho Doãn Triệu Tiên, ông ta hiểu ý, liền mang ba quyển Quẩn Điểu Luận còn lại và quyển Vị Tri Nghĩa đưa cho người mua sách.
Chờ nhóm người này rời đi xa, Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh vẫn còn cảm giác chuyện này như một giấc mơ vậy. Chỉ vài cuốn sách lại bán được gần mười lượng bạc, xem ra mùa đông năm nay tại kinh thành không còn vất vả nữa rồi.
Kế Duyên y hệt những người đứng xem trò vui xung quanh, len lỏi giữa dòng người xa xa. Có điều, ngay khi hết tiệc người tàn, thì hắn vẫn đứng yên tại đó, trông về phía vị hoàng tử kia bước đi.
Ngay khi vị "Tam công tử" kia nhận lấy mấy quyển sách do Doãn phu tử tự sáng tác, hắn trông thấy một làn khí tím huyền ảo bốc lên từ đỉnh đầu người đàn ông quyền quý. Mặc dù luồng khí đó không hề rõ nét, nhưng lại vững chãi phi thường.