Kiếm Lai
Chương 453: Đạo sĩ pháp đao
Trần Bình An cười cười.
Lúc trước quốc sư Đại Ly, nói chuẩn xác là một nửa Tú Hổ, xa tận chân trời gần ngay trước mắt. Mà trong bốn người, chỉ có Lư Bạch Tượng mượn cơ hội nhận ra thân phận.
Giữa non xanh cao vút, nước biếc róc rách, tầm mắt sáng tỏ thông suốt. Vườn Sư Tử tường trắng ngói đen mái cong, nằm trong khe núi rộng rãi, giống như hoa lan rừng núi, mỹ nhân cây cỏ.
Sau khi xảy ra chuyện, Liễu lão thị lang đã gởi cho con trai trưởng một phong thư, lời lẽ nghiêm khắc, bảo hắn tuyệt đối không thể vì tình riêng mà bỏ bê công việc, tự tiện trở về vườn Sư Tử. Con trai thứ hai của Liễu lão thị lang là đáng thương nhất, chỉ ra ngoài một chuyến, lúc trở lại thì đã là một người què.
Gọi là Liễu lão thị lang, thực ra tuổi tác của Liễu Kính Đình không quá lớn. Xuất thân là một thần đồng, khoa cử vô cùng suôn sẻ, mười tám tuổi đã là cao trung trạng nguyên, đường làm quan một bước lên mây. Làm quan ba mươi năm, trong đó có mười hai năm ngồi ở vị trí Lễ bộ thị lang, chưa tới năm mươi tuổi đã từ quan thoái ẩn. Trong ngoài triều đình đều kính xưng ông ta là Liễu lão thị lang.
Trần Bình An vừa để hành lý xuống, Liễu lão thị lang đã tự mình đến thăm hỏi. Đó là một ông lão phong thái nho nhã, khí chất văn nhân rõ ràng. Mặc dù gia tộc gặp đại nạn, nhưng thần thái của Liễu Kính Đình vẫn rất ung dung, trò chuyện vui vẻ với Trần Bình An, cũng không phải là miễn cưỡng cười vui. Có điều trên mặt ông lão ẩn giấu sự lo lắng và mệt mỏi, khiến Trần Bình An cảm nhận được, ông ta vừa có sự trầm ổn của chủ nhân một nhà, vừa có tình cảm chân thành của một người cha.
Khi tiễn Liễu Kính Đình ra ngoài cửa viện, lão thị lang cười bảo Trần Bình An có thể đi lại thoải mái ở vườn Sư Tử.
Sau khi trở vào viện, Bùi Tiền chép sách ở trong phòng, trên đầu dán lá bùa, dự định đi ngủ cũng không lấy xuống.
Thạch Nhu cảm thấy bất đắc dĩ. Hóa ra ngôi viện này không lớn, chỉ có ba gian phòng cho người ở. Quản gia vườn Sư Tử vốn tưởng rằng hai vị tùy tùng lớn tuổi ở chung một phòng, không xem là đãi khách thất lễ, nào biết trong thân xác “Đỗ Mậu” lại là một nữ quỷ xương khô. Bảo Thạch Nhu ở chung một phòng với lão lưu manh Chu Liễm, cô thà rằng mỗi đêm ở trong sân đến khi trời sáng, dù sao cũng là âm vật, có ngủ hay không cũng không tổn thương đến hồn phách nguyên khí.
Trần Bình An bảo cô ở trong phòng chính, hắn và Chu Liễm sẽ ở một phòng. Thạch Nhu do dự một chút, gật đầu đáp ứng, cảm ơn một tiếng.
Chu Liễm tỏ ra tiếc nuối, Thạch Nhu thấy vậy trong lòng giống như dời sông lấp biển.
Ngoài cửa viện vang lên tiếng bước chân, Trần Bình An gật đầu một cái, Chu Liễm liền đứng dậy đi mở cửa. Chỉ thấy nơi xa có sáu người đi tới, chắc là hai nhóm luyện khí sĩ tới vườn Sư Tử để hàng yêu trừ ma.
Trong đó có một đôi vợ chồng tu sĩ, người đàn ông nhìn tuổi tác lớn hơn một chút, khoảng bốn mươi tuổi, cô gái thì tương đối trẻ, khoảng ba mươi tuổi, chắc đều là cảnh giới Động Phủ. Người đàn ông đeo một thanh trường kiếm vỏ da cá mập, đây cũng là thói quen của tu sĩ. Luyện khí sĩ đeo kiếm du lịch, vô hình trung sẽ có một sự chấn nhiếp, lỡ may là kiếm tu thì sao?
Phu nhân thì mặc lễ phục, tướng mạo bình thường, có điều nước da trắng hơn tuyết, ít nhiều gây cho người ta một cảm giác mỹ lệ trời sinh.
Bốn người còn lại có già có trẻ. Nhìn vị trí thì người cầm đầu là một thanh niên dung mạo tuấn tú, là một võ phu thuần túy, ba người khác đều là luyện khí sĩ. Trên vai ông lão áo đen có một con báo nhỏ linh hoạt da lông đỏ tươi, trên cánh tay thiếu niên cao lớn thì quấn một con rắn dài xanh biếc như lá trúc. Phía sau thanh niên là một thiếu nữ xinh đẹp, giống như tỳ nữ bên cạnh.
Chu Liễm dẫn bọn họ vào viện, dùng ngôn ngữ thông dụng Bảo Bình châu khách sáo hàn huyên.
Hai vợ chồng kia là người nước Vân Tiêu, đến từ một môn phái trên núi.
Thanh niên có họ kép là Độc Cô, đến từ một vương triều lớn ở trung bộ Bảo Bình châu. Một nhóm bốn người do hắn cầm đầu, lại chia làm chủ tớ và thầy trò. Hai bên là bằng hữu hợp ý quen biết trên đường, từng cùng nhau đối phó với một nhóm yêu ma quỷ quái chiếm núi làm vua, gây hại xung quanh. Bởi vì trận Phật Đạo tranh luận thanh thế to lớn này, hai bên đã kết bạn du lịch đến nước Thanh Loan.
Thanh niên bảo rằng còn có một người nữa, cư ngụ một mình ở góc đông bắc. Đó là một nữ đạo sĩ trung niên đeo đao, nói ngôn ngữ thông dụng Đông Bảo Bình Châu không lưu loát, tính tình hơi cô độc, không gọi được cô ta tới đây gặp người đồng đạo.
Trần Bình An một lần nữa tiễn mọi người ra cửa viện.
Sau khi trở vào, hắn nhớ tới nữ đạo sĩ đeo đao kia, lẩm bẩm nói:
- Chắc không trùng hợp như vậy chứ?
Chu Liễm tò mò hỏi:
- Có chuyện gì sao?
Trần Bình An gật đầu nói:
- Ở núi Đảo Huyền phía nam Bà Sa châu, ta từng đi qua một nơi gọi là phòng Sư Đao.
Đột nhiên một vệt sáng trắng như tuyết lóe lên giữa cổ thiếu niên áo bào đen kia, chiếc đầu từ trên tường rơi xuống, chỉ là không có một giọt máu nào.
Thiếu niên tuấn tú đầu lìa khỏi cổ, thân hình tiêu tan, lại là một ảo ảnh huyền diệu khó giải thích. Ngoại trừ thứ này, còn có một sợi lông cáo màu đen nhỏ như sợi tóc, phất phơ giữa không trung.
Giọng nói hổn hển của hồ yêu vang vọng trong viện:
- Con mụ đáng ghét, đao pháp giỏi lắm! Ngươi cứ chờ đấy, một buổi tối nào đó, đại gia nhất định sẽ dùng vải che mắt, thổi tắt đèn đóm, để cho ngươi lĩnh giáo một chút kiếm pháp dưới khố của đại gia!
Trên nóc nhà có một nữ đạo sĩ mặt không cảm xúc, tay cầm một thanh trường đao sáng như tuyết, đứng trên đỉnh mái cong, chậm rãi thu đao vào vỏ.
Trần Bình An và Chu Liễm nhìn nhau, thật sự là một nữ đạo sĩ phòng Sư Đao.
Vị nữ đạo sĩ này là một tu sĩ cảnh giới Kim Đan, tương đối khó giải quyết, Chu Liễm cũng không dám sơ ý.
Đối diện với những địa tiên cảnh giới Kim Đan bình thường ở Bảo Bình châu, Chu Liễm là võ phu cảnh giới Viễn Du, phần thắng sẽ rất lớn. Cho dù tự nhận cơ sở cảnh giới Kim Thân không đủ tốt, đó cũng là so sánh với Trịnh Đại Phong và cảnh giới thứ sáu của mình trước đó. Nhưng đối chiến với đạo nhân pháp đao có thể gây dựng thanh danh lớn như vậy ở Trung Thổ Thần Châu, Chu Liễm không cảm thấy mình nhất định sẽ chiếm được ưu thế.
Nữ đạo sĩ trung niên hai má gầy gò lõm xuống, dung mạo tiều tụy, sau khi thu đao, lại dùng ngôn ngữ thông dụng Bảo Bình châu trúc trắc chậm rãi nói:
- Hồ yêu này là vật trong túi ta, nếu các ngươi dám giành, đến lúc đó đừng trách đao của ta không có mắt.
Chu Liễm cười cười, tính tình này thật hợp khẩu vị.
Đã hợp khẩu vị, vậy lão có thể sẽ không nhịn được nữa.
Lão già lom khom muốn đứng dậy, Trần Bình An đã đưa tay ngăn cản, sau đó vươn tay trải về phía ngoài tường, ra hiệu nữ đạo sĩ phòng Sư Đao có thể rời đi.
Thân hình nữ đạo sĩ đeo đao nhoáng lên rồi biến mất.
Chu Liễm cười hỏi:
- Nên làm gì đây?
Trần Bình An ngẫm nghĩ, nói:
- Cứ chờ là được.