Hình Như Tôi Đã Uống Một Tách Trà Giả
Chương 24
Một ngăn tủ đầy ắp trà.
Tôi nhìn mà trợn tròn mắt, đẩy bố tôi ra lao lên bám vào cửa tủ để nhìn. Trong tủ có đầy đủ các loại trà như Thiết Quan Âm, Phượng Hoàng Đơn Tùng, Trà trắng cổ, Bạch Hào Ngân Châm, Kim Tuấn Mi, bánh Phổ Nhĩ, Thiên Tiêm, Cống Tiêm, Kim Hoa Phục Chuyên, Quân Sơn Ngân Châm, Tây Hồ Long Tỉnh… Các loại trà phong phú với chất lượng thượng hạng, chất đống với nhau như đống đồ vụn, thậm chí một số bánh trà còn không được đóng gói kỹ chỉ xếp chồng lên nhau, còn trà lá thì bị nhét tạm vào các túi nhựa rồi nhét lung tung vào các khe hở, hoàn toàn không được đối xử như những món đồ thanh tao.
Tôi sốc đến nỗi giọng run lên: “Bố! Sao nhà mình lại có nhiều trà thế này?!!!”
“À?” Bố tôi ngơ ngác. “Đều là người khác tặng đấy chứ. Mẹ con không cho bố hút thuốc cũng không cho uống rượu, nên mỗi khi người ta tặng quà, chẳng phải chỉ còn cách tặng trà thôi sao… Còn trong tủ lạnh nữa.”
Tôi lập tức lao vào bếp, hấp tấp mở tủ lạnh ra, bên trong là một hàng ngay ngắn các hộp trà. Lục An Qua Phiến, Tây Hồ Long Tỉnh, Ngũ Phong Mao Tiêm, Thái Bình Hầu Khôi, Bích Loa Xuân… các loại trà xanh đủ đầy như trong sách giáo khoa.
Tôi tức giận đến mức cả người run rẩy: “… Sao bố lại bỏ trà xanh vào tủ đông? Sao bố không để trong ngăn mát mà lại bỏ vào ngăn đá?”
Bố tôi hỏi lại: “Trà xanh chẳng phải nên bỏ vào tủ lạnh à?”
“Nhưng là ngăn mát!” Tôi giậm chân. “Nhiệt độ bảo quản thích hợp cho trà là từ 0 đến 5 độ C, nếu dưới 0 độ thì trà sẽ bị đông cứng và hỏng mất! Còn bánh Phổ Nhĩ, bố không bọc kỹ lại mà để trong túi giấy bò, thậm chí trà lá còn không được niêm phong! Bố bố bố bố mẹ đúng là phung phí của trời!”
Tôi vừa chạy loạn khắp nơi vừa phân loại bảo quản cất giữ lại các loại trà theo cách thích hợp, mệt đến mức đổ mồ hôi đầy đầu, vừa bận rộn vừa phàn nàn: “Bố mẹ chưa bao giờ nói cho con biết nhà mình có nhiều trà thế này!”
Bố tôi đầy vẻ oan ức: “Thì con có hỏi đâu.”
Mẹ tôi tiếp lời: “Đúng vậy, bố con uống trà bao nhiêu năm như thế mà con không cảm nhận được chút nào à?”
Tôi tức giận chỉ vào ấm tử sa trên bàn trà: “Mẹ nhất định phải nhắc con rằng bố đã dùng ấm tử sa để pha hồng trà suốt mười năm sao ạ?!”
Cảnh tượng rơi vào sự im lặng ngượng ngùng.
Tôi lắc đầu liên tục: “Sau này ra ngoài đừng nói con trai của bố mẹ học trà nữa, xấu hổ lắm.”
Mẹ tôi cái khó ló cái khôn, vội vàng chuyển sang chủ đề khác để đánh lạc hướng sự chú ý của tôi: “Đúng rồi, lúc nãy nói cho con xem trà mà chú Hề của con tặng mà chưa kịp xem, nào nào, chúng ta vào phòng ngủ…”
Mẹ tôi lấy trên kệ sách của tôi xuống hai hộp trà kim loại, tôi nhìn qua nhìn lại vài lần: “An Cát Bạch Trà?”
“Đúng rồi,” Mẹ tôi nói. “Con biết pha loại này không? Pha thử cho bố mẹ con nếm xem, thể hiện một chút kết quả học trà của con nào!”
“Chẳng phải chỉ là trà trắng thôi sao,” Mũi tôi vểnh lên trời, “Chủ trà thất tụi con thích trà trắng nhất, pha trà trắng dễ như ăn bánh!”
Nói xong tôi hiên ngang bước ra phòng khách.
Nhà tôi thường pha trà bằng ấm, rất ít khi dùng chén trà có nắp. Nhưng Diệp Thanh Hữu cũng từng nói, pha trà trắng bằng ấm cũng không có vấn đề gì. Mặc dù theo nguyên tắc mỗi chiếc ấm tử sa chỉ nên dùng để pha một loại trà cố định để nuôi ấm, song nghĩ lại mấy cái ấm tử sa nhà tôi chắc đã thành ấm tạp rồi… chẳng còn nguyên tắc gì để nói.
Tôi tùy tiện chọn một chiếc ấm vừa tay, rửa ấm, đun nước, làm ấm chén, làm sạch dụng cụ, rồi mở hộp An Cát Bạch Trà.
Nhưng khi tôi mở ra xem, cau mày lại, nhận ra rằng sự việc không đơn giản. Bình thường tôi thấy trà trắng đều là loại Phúc Đỉnh Bạch Trà màu đen thui thùi lùi, hoặc là Bạch Mẫu Đơn màu xanh trắng, còn loại trà khô này màu trắng, xanh tươi non mịn, còn là lần đầu tiên tôi thấy loại này. Chưa nói đến việc toàn là chồi trà, ít nhất cũng là loại chọn lựa một chồi một lá.
Chẳng lẽ đây là loại trà giống như Bạch Hào Ngân Châm hay Cống Mi à.
Trong lòng tôi vừa hoang mang, vừa dùng phương pháp pha trà trắng tiêu chuẩn để pha một ấm trà. Nước trà trong veo sáng ngời, hương thơm thanh mát, cảm giác như trà ngon. Tôi nhấp một ngụm, shhh, vị ngọt thanh mát, có chút hương cỏ, không giống vị của trà trắng chút nào.
Bố mẹ tôi cũng uống thử trà này, tôi hỏi họ thấy thế nào, bố tôi chép miệng: “Có chút hương thơm nhưng chẳng có vị gì cả.”
Tôi nói: “Con thấy không ổn. Bố mẹ đợi con chút, để con tra xem.”
Tôi móc điện thoại ra tra về An Cát Bạch Trà.
Giải thích từ điển: An Cát Bạch Trà là một loại trà xanh được trồng ở huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang. Vì lá trà non có màu trắng tinh khiết nên được gọi là “Bạch Trà.”
Tôi: “…”
Có lẽ trí khôn thật sự có thể di truyền. Bố tôi dùng ấm tử sa pha hồng trà, còn tôi lại dùng ấm tử sa pha trà xanh.
Mẹ tôi dường như nhận ra biểu cảm đơ cứng của tôi, bà ghé mắt nhìn một cái. Sau đó bà chậm rãi ngồi xuống, uống thêm một ngụm trà rồi dõng dạc nói: “Sau này ra ngoài tuyệt đối đừng nói con trai mẹ học trà, xấu hổ lắm.”
Tôi nằm trên giường chán chường không muốn sống nữa.
Sau một hồi bị mẹ chọc quê, cuối cùng tôi cũng chậm rãi nhận ra Diệp Thanh Hữu quả là một người dễ mến và ấm áp biết bao. Ngày đầu tiên rời khỏi Hòa Quang, tôi nhớ anh ấy.
Thế là tôi cầm điện thoại lên gọi cho Diệp Thanh Hữu qua cuộc gọi trên ứng dụng QQ. Sau ba tiếng chuông, cuộc gọi được kết nối, giọng nói ấm áp của Diệp Thanh Hữu hỏi tôi có việc gì, tôi bảo: “Đàn anh Diệp, em kể cho anh nghe một câu chuyện cười.”
Cá xào chua ngọt không có cá, món kiến bò lên cây không có kiến, bánh vợ không có vợ, và An Cát Bạch Trà không phải là trà trắng.
Nói xong tôi cúp máy, ba giây sau, khung chat tràn ngập hàng loạt tin nhắn “hahahahahahahaha” từ anh ấy.
Trưa hôm sau tôi đến quán rượu Sở Đình dùng (đón) bữa (khách).
Tại đây, tôi gặp chú Hề người đã tặng cho tôi rất nhiều trà trong truyền thuyến, chú ấy trông rất trẻ, nhiều nhất cũng chỉ tầm ba mươi mấy tuổi, hoàn toàn không giống một người đàn ông trung niên sắp năm mươi. Vừa thấy tôi chú ấy đã bước tới, vỗ mạnh vào vai tôi: “Ôi Gia Gia! Lâu rồi không gặp cháu! Cao lớn hơn nhiều rồi nhỉ. Trà chú tặng cháu uống thấy sao, thấy thế nào?”
Tôi gật đầu ngay: “Cháu uống rồi ạ, rất ngon. Cảm ơn chú!”
“Chú còn nhiều trà lắm, lần sau sẽ mang đến cho cháu.” Nói xong, chú ấy lại quay sang trò chuyện với bố tôi. “Thời gian trôi nhanh thật, chớp mắt mà Gia Gia đã thành thanh niên rồi… Haiz. Nhìn thấy Gia Gia, anh lại nhớ đến Tiểu Ngư nhà anh…”
Bố tôi ngạc nhiên, hỏi: “Sao, vẫn chưa tìm được Tiểu Ngư à?”
Chú Hề cười khổ lắc đầu: “Như thể nó bốc hơi mất vậy, tìm đâu được nữa? Nghe nói lúc làm việc nghĩa thì bị trượt xuống cống rồi bị cuốn đi, thằng bé này đúng là… tại sao lại lo chuyện bao đồng chứ. Anh thì cũng đỡ rồi, nhưng vợ anh mỗi lần nhìn thấy Tiểu Mễ là lại khóc, khóc thảm thiết…”
Tôi nhỏ giọng hỏi mẹ: “Chú Hề đang nói về con trai chú ấy à mẹ?”
“Đúng vậy, con không nhớ sao? Hai anh em sinh đôi nhà chú Hề, cùng tuổi với con đó.” Mẹ tôi đáp. “Hồi nhỏ con rất thích chơi với hai anh mà. Năm ngoái anh Hề Thiện của con cũng học nghệ thuật, thi đỗ cùng trường mỹ thuật với con, nếu không phải do mất tích đột ngột, có lẽ giờ đã là bạn cùng lớp với con rồi.”
Mẹ nói vậy làm tôi nhớ ra, đúng là có chuyện như thế. Hai người con trai của chú Hề là Hề Thiện và Hề Lương. Anh Thiện có tên gọi gần âm với “cá chình” nên được gọi là “Tiểu Ngư”, còn anh Lương có âm gần với “lương thực” nên được gọi là “Tiểu Mễ”. Hồi nhỏ tôi thường chơi cùng hai anh ấy bắt nòng nọc trong khu tập thể.
Bố tôi vội vàng an ủi chú Hề: “Người tốt tự khắc sẽ được trời giúp, chưa tìm thấy thì có khi lại là điều tốt, ít nhất vẫn còn chút hy vọng.”
“Đúng, đúng. Thôi, đừng nhắc đến những chuyện buồn nữa, chúng ta hàn huyên khác đi.” Chú Hề phẩy tay. “Còn thằng hai đâu? Mấy lần anh em tụ họp năm nay chẳng thấy cậu ta đâu.”
Bố tôi là con cả trong nhà, “thằng hai” mà chú Hề nhắc tới chính là chú hai của tôi. Trước đây chú ấy cũng từng là chiến hữu của chú Hề, về sau chuyển nghề. Nhắc đến chú, trên mặt bố mẹ tôi đều hiện lên vẻ ngập ngừng rõ rệt, chú Hề thấy vậy thì có chút khó hiểu liền hỏi lại: “Sao thế?” Bố tôi khẽ ho một tiếng: “… Vào rồi.”
“Gì cơ? Vào rồi á?!” Chú Hi sốc thôi rồi. “Bình thường trông cậu ta có vẻ rất quy củ mà, chẳng lẽ bị ai hãm hại?”
“Không phải vậy,” Bố tôi khó khăn nói. “Vài năm trước thằng hai phạm phải chuyện không nhỏ. Gần đây đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, nói là không chừa ai, không có chuyện ‘trước đây không truy cứu’. Không biết sao mà những thứ thằng hai làm lại bị người ta đào bới ra.”
“Rốt cuộc cậu ta làm chuyện lớn đến mức nào mà anh em chúng ta cũng không giúp được?” Chú Hề không thể tin nổi.
Bố tôi thở dài, nói: “Em cũng không rõ cụ thể thằng hai đã làm gì, nó vốn kín tiếng, rất nhiều chuyện không chịu nói với em. Chuyện nó gặp rắc rối cũng là do một chiến hữu cũ khác nói cho em biết — nghe nói là thu nhập không chính đáng của nó quá nhiều, mấy năm gần đây dính vào kinh doanh trà, lợi dụng việc buôn bán Phổ Nhĩ để rửa tiền. Cái đuôi không thu dọn sạch sẽ nên bị người ta nắm thóp.”
–
Tôi nhìn mà trợn tròn mắt, đẩy bố tôi ra lao lên bám vào cửa tủ để nhìn. Trong tủ có đầy đủ các loại trà như Thiết Quan Âm, Phượng Hoàng Đơn Tùng, Trà trắng cổ, Bạch Hào Ngân Châm, Kim Tuấn Mi, bánh Phổ Nhĩ, Thiên Tiêm, Cống Tiêm, Kim Hoa Phục Chuyên, Quân Sơn Ngân Châm, Tây Hồ Long Tỉnh… Các loại trà phong phú với chất lượng thượng hạng, chất đống với nhau như đống đồ vụn, thậm chí một số bánh trà còn không được đóng gói kỹ chỉ xếp chồng lên nhau, còn trà lá thì bị nhét tạm vào các túi nhựa rồi nhét lung tung vào các khe hở, hoàn toàn không được đối xử như những món đồ thanh tao.
Tôi sốc đến nỗi giọng run lên: “Bố! Sao nhà mình lại có nhiều trà thế này?!!!”
“À?” Bố tôi ngơ ngác. “Đều là người khác tặng đấy chứ. Mẹ con không cho bố hút thuốc cũng không cho uống rượu, nên mỗi khi người ta tặng quà, chẳng phải chỉ còn cách tặng trà thôi sao… Còn trong tủ lạnh nữa.”
Tôi lập tức lao vào bếp, hấp tấp mở tủ lạnh ra, bên trong là một hàng ngay ngắn các hộp trà. Lục An Qua Phiến, Tây Hồ Long Tỉnh, Ngũ Phong Mao Tiêm, Thái Bình Hầu Khôi, Bích Loa Xuân… các loại trà xanh đủ đầy như trong sách giáo khoa.
Tôi tức giận đến mức cả người run rẩy: “… Sao bố lại bỏ trà xanh vào tủ đông? Sao bố không để trong ngăn mát mà lại bỏ vào ngăn đá?”
Bố tôi hỏi lại: “Trà xanh chẳng phải nên bỏ vào tủ lạnh à?”
“Nhưng là ngăn mát!” Tôi giậm chân. “Nhiệt độ bảo quản thích hợp cho trà là từ 0 đến 5 độ C, nếu dưới 0 độ thì trà sẽ bị đông cứng và hỏng mất! Còn bánh Phổ Nhĩ, bố không bọc kỹ lại mà để trong túi giấy bò, thậm chí trà lá còn không được niêm phong! Bố bố bố bố mẹ đúng là phung phí của trời!”
Tôi vừa chạy loạn khắp nơi vừa phân loại bảo quản cất giữ lại các loại trà theo cách thích hợp, mệt đến mức đổ mồ hôi đầy đầu, vừa bận rộn vừa phàn nàn: “Bố mẹ chưa bao giờ nói cho con biết nhà mình có nhiều trà thế này!”
Bố tôi đầy vẻ oan ức: “Thì con có hỏi đâu.”
Mẹ tôi tiếp lời: “Đúng vậy, bố con uống trà bao nhiêu năm như thế mà con không cảm nhận được chút nào à?”
Tôi tức giận chỉ vào ấm tử sa trên bàn trà: “Mẹ nhất định phải nhắc con rằng bố đã dùng ấm tử sa để pha hồng trà suốt mười năm sao ạ?!”
Cảnh tượng rơi vào sự im lặng ngượng ngùng.
Tôi lắc đầu liên tục: “Sau này ra ngoài đừng nói con trai của bố mẹ học trà nữa, xấu hổ lắm.”
Mẹ tôi cái khó ló cái khôn, vội vàng chuyển sang chủ đề khác để đánh lạc hướng sự chú ý của tôi: “Đúng rồi, lúc nãy nói cho con xem trà mà chú Hề của con tặng mà chưa kịp xem, nào nào, chúng ta vào phòng ngủ…”
Mẹ tôi lấy trên kệ sách của tôi xuống hai hộp trà kim loại, tôi nhìn qua nhìn lại vài lần: “An Cát Bạch Trà?”
“Đúng rồi,” Mẹ tôi nói. “Con biết pha loại này không? Pha thử cho bố mẹ con nếm xem, thể hiện một chút kết quả học trà của con nào!”
“Chẳng phải chỉ là trà trắng thôi sao,” Mũi tôi vểnh lên trời, “Chủ trà thất tụi con thích trà trắng nhất, pha trà trắng dễ như ăn bánh!”
Nói xong tôi hiên ngang bước ra phòng khách.
Nhà tôi thường pha trà bằng ấm, rất ít khi dùng chén trà có nắp. Nhưng Diệp Thanh Hữu cũng từng nói, pha trà trắng bằng ấm cũng không có vấn đề gì. Mặc dù theo nguyên tắc mỗi chiếc ấm tử sa chỉ nên dùng để pha một loại trà cố định để nuôi ấm, song nghĩ lại mấy cái ấm tử sa nhà tôi chắc đã thành ấm tạp rồi… chẳng còn nguyên tắc gì để nói.
Tôi tùy tiện chọn một chiếc ấm vừa tay, rửa ấm, đun nước, làm ấm chén, làm sạch dụng cụ, rồi mở hộp An Cát Bạch Trà.
Nhưng khi tôi mở ra xem, cau mày lại, nhận ra rằng sự việc không đơn giản. Bình thường tôi thấy trà trắng đều là loại Phúc Đỉnh Bạch Trà màu đen thui thùi lùi, hoặc là Bạch Mẫu Đơn màu xanh trắng, còn loại trà khô này màu trắng, xanh tươi non mịn, còn là lần đầu tiên tôi thấy loại này. Chưa nói đến việc toàn là chồi trà, ít nhất cũng là loại chọn lựa một chồi một lá.
Chẳng lẽ đây là loại trà giống như Bạch Hào Ngân Châm hay Cống Mi à.
Trong lòng tôi vừa hoang mang, vừa dùng phương pháp pha trà trắng tiêu chuẩn để pha một ấm trà. Nước trà trong veo sáng ngời, hương thơm thanh mát, cảm giác như trà ngon. Tôi nhấp một ngụm, shhh, vị ngọt thanh mát, có chút hương cỏ, không giống vị của trà trắng chút nào.
Bố mẹ tôi cũng uống thử trà này, tôi hỏi họ thấy thế nào, bố tôi chép miệng: “Có chút hương thơm nhưng chẳng có vị gì cả.”
Tôi nói: “Con thấy không ổn. Bố mẹ đợi con chút, để con tra xem.”
Tôi móc điện thoại ra tra về An Cát Bạch Trà.
Giải thích từ điển: An Cát Bạch Trà là một loại trà xanh được trồng ở huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang. Vì lá trà non có màu trắng tinh khiết nên được gọi là “Bạch Trà.”
Tôi: “…”
Có lẽ trí khôn thật sự có thể di truyền. Bố tôi dùng ấm tử sa pha hồng trà, còn tôi lại dùng ấm tử sa pha trà xanh.
Mẹ tôi dường như nhận ra biểu cảm đơ cứng của tôi, bà ghé mắt nhìn một cái. Sau đó bà chậm rãi ngồi xuống, uống thêm một ngụm trà rồi dõng dạc nói: “Sau này ra ngoài tuyệt đối đừng nói con trai mẹ học trà, xấu hổ lắm.”
Tôi nằm trên giường chán chường không muốn sống nữa.
Sau một hồi bị mẹ chọc quê, cuối cùng tôi cũng chậm rãi nhận ra Diệp Thanh Hữu quả là một người dễ mến và ấm áp biết bao. Ngày đầu tiên rời khỏi Hòa Quang, tôi nhớ anh ấy.
Thế là tôi cầm điện thoại lên gọi cho Diệp Thanh Hữu qua cuộc gọi trên ứng dụng QQ. Sau ba tiếng chuông, cuộc gọi được kết nối, giọng nói ấm áp của Diệp Thanh Hữu hỏi tôi có việc gì, tôi bảo: “Đàn anh Diệp, em kể cho anh nghe một câu chuyện cười.”
Cá xào chua ngọt không có cá, món kiến bò lên cây không có kiến, bánh vợ không có vợ, và An Cát Bạch Trà không phải là trà trắng.
Nói xong tôi cúp máy, ba giây sau, khung chat tràn ngập hàng loạt tin nhắn “hahahahahahahaha” từ anh ấy.
Trưa hôm sau tôi đến quán rượu Sở Đình dùng (đón) bữa (khách).
Tại đây, tôi gặp chú Hề người đã tặng cho tôi rất nhiều trà trong truyền thuyến, chú ấy trông rất trẻ, nhiều nhất cũng chỉ tầm ba mươi mấy tuổi, hoàn toàn không giống một người đàn ông trung niên sắp năm mươi. Vừa thấy tôi chú ấy đã bước tới, vỗ mạnh vào vai tôi: “Ôi Gia Gia! Lâu rồi không gặp cháu! Cao lớn hơn nhiều rồi nhỉ. Trà chú tặng cháu uống thấy sao, thấy thế nào?”
Tôi gật đầu ngay: “Cháu uống rồi ạ, rất ngon. Cảm ơn chú!”
“Chú còn nhiều trà lắm, lần sau sẽ mang đến cho cháu.” Nói xong, chú ấy lại quay sang trò chuyện với bố tôi. “Thời gian trôi nhanh thật, chớp mắt mà Gia Gia đã thành thanh niên rồi… Haiz. Nhìn thấy Gia Gia, anh lại nhớ đến Tiểu Ngư nhà anh…”
Bố tôi ngạc nhiên, hỏi: “Sao, vẫn chưa tìm được Tiểu Ngư à?”
Chú Hề cười khổ lắc đầu: “Như thể nó bốc hơi mất vậy, tìm đâu được nữa? Nghe nói lúc làm việc nghĩa thì bị trượt xuống cống rồi bị cuốn đi, thằng bé này đúng là… tại sao lại lo chuyện bao đồng chứ. Anh thì cũng đỡ rồi, nhưng vợ anh mỗi lần nhìn thấy Tiểu Mễ là lại khóc, khóc thảm thiết…”
Tôi nhỏ giọng hỏi mẹ: “Chú Hề đang nói về con trai chú ấy à mẹ?”
“Đúng vậy, con không nhớ sao? Hai anh em sinh đôi nhà chú Hề, cùng tuổi với con đó.” Mẹ tôi đáp. “Hồi nhỏ con rất thích chơi với hai anh mà. Năm ngoái anh Hề Thiện của con cũng học nghệ thuật, thi đỗ cùng trường mỹ thuật với con, nếu không phải do mất tích đột ngột, có lẽ giờ đã là bạn cùng lớp với con rồi.”
Mẹ nói vậy làm tôi nhớ ra, đúng là có chuyện như thế. Hai người con trai của chú Hề là Hề Thiện và Hề Lương. Anh Thiện có tên gọi gần âm với “cá chình” nên được gọi là “Tiểu Ngư”, còn anh Lương có âm gần với “lương thực” nên được gọi là “Tiểu Mễ”. Hồi nhỏ tôi thường chơi cùng hai anh ấy bắt nòng nọc trong khu tập thể.
Bố tôi vội vàng an ủi chú Hề: “Người tốt tự khắc sẽ được trời giúp, chưa tìm thấy thì có khi lại là điều tốt, ít nhất vẫn còn chút hy vọng.”
“Đúng, đúng. Thôi, đừng nhắc đến những chuyện buồn nữa, chúng ta hàn huyên khác đi.” Chú Hề phẩy tay. “Còn thằng hai đâu? Mấy lần anh em tụ họp năm nay chẳng thấy cậu ta đâu.”
Bố tôi là con cả trong nhà, “thằng hai” mà chú Hề nhắc tới chính là chú hai của tôi. Trước đây chú ấy cũng từng là chiến hữu của chú Hề, về sau chuyển nghề. Nhắc đến chú, trên mặt bố mẹ tôi đều hiện lên vẻ ngập ngừng rõ rệt, chú Hề thấy vậy thì có chút khó hiểu liền hỏi lại: “Sao thế?” Bố tôi khẽ ho một tiếng: “… Vào rồi.”
“Gì cơ? Vào rồi á?!” Chú Hi sốc thôi rồi. “Bình thường trông cậu ta có vẻ rất quy củ mà, chẳng lẽ bị ai hãm hại?”
“Không phải vậy,” Bố tôi khó khăn nói. “Vài năm trước thằng hai phạm phải chuyện không nhỏ. Gần đây đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, nói là không chừa ai, không có chuyện ‘trước đây không truy cứu’. Không biết sao mà những thứ thằng hai làm lại bị người ta đào bới ra.”
“Rốt cuộc cậu ta làm chuyện lớn đến mức nào mà anh em chúng ta cũng không giúp được?” Chú Hề không thể tin nổi.
Bố tôi thở dài, nói: “Em cũng không rõ cụ thể thằng hai đã làm gì, nó vốn kín tiếng, rất nhiều chuyện không chịu nói với em. Chuyện nó gặp rắc rối cũng là do một chiến hữu cũ khác nói cho em biết — nghe nói là thu nhập không chính đáng của nó quá nhiều, mấy năm gần đây dính vào kinh doanh trà, lợi dụng việc buôn bán Phổ Nhĩ để rửa tiền. Cái đuôi không thu dọn sạch sẽ nên bị người ta nắm thóp.”
–