Đợi Tới Khi Ve Xanh Rơi Rụng
Chương 99
Diệp Tùng Minh sinh ra ở nông thôn, là con một trong nhà. Mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng bố mẹ vẫn gắng hết sức nuôi anh ta ăn học. Bản thân anh ta cũng cực kỳ hiếu thảo và biết phấn đấu.
Sau khi tốt nghiệp một trường Đại học Y ở Tương Thành, Diệp Tùng Minh muốn thi nghiên cứu sinh vào một trường đại học tốt hơn. Anh ta vừa ôn thi, vừa làm việc tại phòng khám của Tôn Viễn An để tích lũy kinh nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, Diệp Tùng Minh thi nghiên cứu sinh hai năm liền vẫn không đỗ.
Diệp Tùng Minh làm việc tại phòng khám hai năm rưỡi. Đến tháng Bảy năm 2017, anh ta rời Tương Thành và trở về quê, Diệp Tùng Minh cũng không còn nhắc đến chuyện thi nghiên cứu sinh. Mấy tháng sau, anh ta đã gom góp tiền mở một phòng khám nhỏ ở huyện.
Sau năm năm, phòng khám của Diệp Tùng Minh đã đi vào quỹ đạo. Ngoại trừ anh ta, phòng khám còn tuyển thêm hai bác sĩ khác. Doanh thu ổn định và rất có uy tín. Anh ta cũng đón bố mẹ lên huyện sống cùng.
Cho đến hai năm trước, Diệp Tùng Minh lái xe trên đường cao tốc vào đêm khuya thì gặp một tài xế lái xe tải ngủ gật, dẫn đến tai nạn tử vong. Bố mẹ Diệp Tùng Minh đau đớn tột cùng, quyết định đóng cửa phòng khám, trả nhà và về quê sống.
Trước khi đến nhà Diệp Tùng Minh, Trần Phổ đã xác minh với cảnh sát địa phương. Cái chết của Diệp Tùng Minh chỉ là một tai nạn, không có gì đáng ngờ. Tài xế gây tai nạn không có tiền án, cũng là người Hà Nam. Sau khi lái xe liên tục mười mấy tiếng đồng hồ, anh ta đã đánh một giấc ngắn, không may cướp đi sinh mạng của một người. Bản thân tài xế cũng bị thương nặng và vô cùng ân hận.
Sau khi xuống tàu, Trần Phổ và Lý Khinh Diêu được cảnh sát địa phương chở đến nhà Diệp Tùng Minh ở thị trấn. Đường đi rất khó khăn, xe chạy đến chân dốc đất thì không đi tiếp được nữa nên mọi người đành phải đi bộ. Xung quanh toàn là những con đường đất gồ ghề. Theo lời hai vị cảnh sát, bây giờ chỉ còn số ít người ở lại thôn vì giao thông bất tiện và điều kiện sống cũng khá khắc nghiệt. Vì vậy, việc Diệp Tùng Minh có thể thi đậu đại học từ nơi hẻo lánh này, lại qua đời khi còn trẻ để lại cha mẹ già cô đơn thật sự khiến người ta không khỏi xót xa.
Đến trước sân nhà họ Diệp, cảnh sát gọi một tiếng, bên trong liền có người trả lời. Hai ông bà già đã tiếp đón họ.
Nhà họ Diệp chỉ có ba gian phòng gạch đỏ, một phòng khách, hai phòng ngủ. Mọi người ngồi trong phòng khách đơn sơ cũ kỹ, mẹ Diệp bưng trà ra mời, còn bố Diệp thì chia thuốc lá. Nhưng các cảnh sát đều từ chối lịch sự.
Tuy rằng hai ông bà khách sáo, nhưng trông vẫn già nua tiều tụy. Thực ra họ cũng chỉ mới hơn năm mươi tuổi, nhưng trông như sáu, bảy mươi tuổi. Đầu óc bạc trắng, sức sống dường như đã bị hút cạn.
Cảnh sát địa phương giới thiệu lý do Trần Phổ và Lý Khinh Diêu đến, họ nói phòng khám Diệp Tùng Minh từng làm việc có thể có một số hồ sơ bệnh nhân liên quan đến vụ án, cho nên học muốn đến đây tìm kiếm manh mối. Hai ông bà không nói gì.
Đúng lúc này, Lý Khinh Diêu cô gái ngoan ngoãn được lòng các cụ già cao tuổi xuất trận.
Trần Phổ liếc nhìn cô, Lý Khinh Diêu hiểu ý, cất lời: “Chú dì ạ, chúng cháu đi tàu suốt đêm từ Tương Thành đến đây. Nghe nói chú dì có nhà nên vừa xuống xe chúng cháu đã đến đây ngay. Chúng cháu đến bất ngờ, làm phiền chú dì quá ạ.”
Hai người lập tức nói không sao, và bảo đồng chí cảnh sát mới là người vất vả.
“Vậy chúng ta cứ nói chuyện thoải mái đi ạ. À, hồi đấy anh Diệp Tùng Minh từ Tương Thành về, chú dì thấy tâm trạng anh ấy thế nào ạ?”
Hai ông bà đều sững sờ một lúc.
Lý Khinh Diêu biết ngay là có chuyện.
Mẹ Diệp lau nước mắt, nói: “Tôi nhớ rất rõ, mấy tháng đầu khi Tùng Minh vừa về nhà, thằng bé sa sút lắm, rầu rĩ không vui suốt ngày. Chắc hẳn nó đã gặp phải khó khăn gì đó ở bên ngoài. Nhưng từ nhỏ Tùng Minh đã ngoan ngoãn, gặp khó khăn cũng không hé răng với bố mẹ.”
“Ai cũng thế thôi ạ. Nói thật, cháu cũng xấp xỉ tuổi anh ấy hồi đấy, gặp khó khăn trong công việc cũng chẳng dám nói với bố mẹ. Dì ơi, anh Diệp Tùng Minh không nói là sợ chú dì lo lắng, anh ấy hiếu thảo quá. Nhưng…chú dì có biết là vì chuyện gì không ạ?”
Lý Khinh Diêu chỉ nói vài câu đã khiến hai ông bà ấm lòng. Nhìn cô và Trần Phổ, hai người không chỉ là cảnh sát, mà còn là những người trẻ tuổi giống con trai mình.
Bố Diệp do dự, nhưng nghĩ đến người đã qua đời rồi, không có gì không nói được. Ông ấy nói: “Thực ra khi đó, chúng tôi nghi ngờ…thằng bé không làm việc ở phòng khám, mà là bị lừa vào một tổ chức đa cấp lừa đảo.”
“Tại sao chú dì lại nghĩ như vậy ạ?”
Bố Diệp nhớ lại buổi tối bảy năm trước.
Diệp Tùng Minh về nhà chưa đầy một tháng. Tối hôm đó, bố Diệp làm một đĩa lạc rang, một đĩa đậu tương, vừa nhâm nhi rượu vừa xem tivi, còn mẹ Diệp thì đi thăm họ hàng.
Diệp Tùng Minh thường tự nhốt mình trong phòng trong khoảng thời gian đó chợt ra ngoài đi vệ sinh, bố Diệp gọi anh ta: “Lại đây uống với bố vài chén.”
Diệp Tùng Minh lặng lẽ đi tới, rót cho mình một chén rồi uống cạn.
Bố Diệp biết dạo này con trai mình không vui nên cũng không khuyên con uống ít. Ông hỏi: “Con không thi nghiên cứu sinh nữa thật à?”
“Không thi nữa.”
“Con thi hai năm rồi, bỏ thì tiếc lắm. Con cứ yên tâm ở nhà ôn thi, bố mẹ lo được mà.”
Diệp Tùng Minh lắc đầu, cười khổ và nói: “Con nản lắm rồi. Haha, học nhiều cũng vô ích thôi.”
Sau đó, bố Diệp nói, con trai à, rốt cuộc con gặp phải khó khăn gì? Tuy bố mẹ không giúp được, nhưng nói ra còn tốt hơn là giữ trong lòng.
Diệp Tùng Minh khi đó lại cúi đầu cười, bố Diệp không biết diễn tả đó là nụ cười như thế nào. Ông chỉ cảm thấy rõ ràng mặc dù con trai đang cười, nhưng lại cực kỳ buồn bã.
Diệp Tùng Minh nói, bố ơi, con giúp người khác làm việc rất xấu, hơn nữa không chỉ là một việc. Ban đầu, con cứ nghĩ hậu quả không nghiêm trọng, chỉ là những chuyện bình thường trong vùng xám, ai cũng làm. Sau này con mới biết những việc đó rất có thể đã làm hại cả cuộc đời của một người vô tội. Nhưng con…lại không thể nói ra những việc này. Bố ơi, có phải con quá ích kỷ, quá vô dụng không ạ?”
—
Lý Khinh Diêu lại hỏi: “Chú Diệp, cô chú còn giữ lại đồ vật nào của anh Diệp Tùng Minh? Chúng cháu xem một chút được không ạ?” Cô không nói hai chữ “di vật” tránh làm hai người đau lòng.
Bố Diệp mở cửa một gian phòng đóng kín, nói: “Đồ đạc của thằng bé đều ở trong đó, các cháu cứ xem tự nhiên.”
Lý Khinh Diêu và Trần Phổ bước vào, nhìn thấy bảy tám lá cờ thi đua treo trên tường, trên đó viết “Bàn tay nhân ái”, “Treo bầu cứu đời” đều đề tên của bệnh nhân.
Bố Diệp mắt đỏ hoe nói: “Tùng Minh nhà tôi từ nhỏ đã không phải đứa trẻ thông minh xuất chúng, nhưng nó chịu khó, ham học hỏi và rất tốt bụng. Nó từng nói với tôi rằng bố ơi, kinh nghiệm con ít, y thuật không cao siêu, nhưng chỉ cần con tận tâm với mỗi bệnh nhân, nhất định sẽ đưa phòng khám trở nên tốt hơn.
Lá cờ đó là một bà cụ tặng nó. Bà cụ bị sốt, nhưng cảm thấy mình vẫn rất khỏe nên không để tâm, chỉ đến phòng khám kê thuốc. Tùng Minh rất có trách nhiệm, thằng bé nhất quyết đo nồng độ oxy trong máu, huyết áp và đường huyết cho bà cụ. Kết quả nồng độ oxy trong máu chỉ có hơn bảy mượi. Bà cụ không hiểu nên không chịu đi bệnh viện. Cuối cùng Tùng Minh phải lấy điện thoại bà cụ để liên lạc với gia đình đưa bà đến bệnh viện. Ngay khi vừa đến nơi, bà cụ đã được đưa thẳng vào phòng cấp cứu. Nhờ vậy mà bà cụ mới giữ được mạng sống. Lá cờ thi đua này do con gái bà cụ tặng.”
—Chương 99—
Sau khi tốt nghiệp một trường Đại học Y ở Tương Thành, Diệp Tùng Minh muốn thi nghiên cứu sinh vào một trường đại học tốt hơn. Anh ta vừa ôn thi, vừa làm việc tại phòng khám của Tôn Viễn An để tích lũy kinh nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, Diệp Tùng Minh thi nghiên cứu sinh hai năm liền vẫn không đỗ.
Diệp Tùng Minh làm việc tại phòng khám hai năm rưỡi. Đến tháng Bảy năm 2017, anh ta rời Tương Thành và trở về quê, Diệp Tùng Minh cũng không còn nhắc đến chuyện thi nghiên cứu sinh. Mấy tháng sau, anh ta đã gom góp tiền mở một phòng khám nhỏ ở huyện.
Sau năm năm, phòng khám của Diệp Tùng Minh đã đi vào quỹ đạo. Ngoại trừ anh ta, phòng khám còn tuyển thêm hai bác sĩ khác. Doanh thu ổn định và rất có uy tín. Anh ta cũng đón bố mẹ lên huyện sống cùng.
Cho đến hai năm trước, Diệp Tùng Minh lái xe trên đường cao tốc vào đêm khuya thì gặp một tài xế lái xe tải ngủ gật, dẫn đến tai nạn tử vong. Bố mẹ Diệp Tùng Minh đau đớn tột cùng, quyết định đóng cửa phòng khám, trả nhà và về quê sống.
Trước khi đến nhà Diệp Tùng Minh, Trần Phổ đã xác minh với cảnh sát địa phương. Cái chết của Diệp Tùng Minh chỉ là một tai nạn, không có gì đáng ngờ. Tài xế gây tai nạn không có tiền án, cũng là người Hà Nam. Sau khi lái xe liên tục mười mấy tiếng đồng hồ, anh ta đã đánh một giấc ngắn, không may cướp đi sinh mạng của một người. Bản thân tài xế cũng bị thương nặng và vô cùng ân hận.
Sau khi xuống tàu, Trần Phổ và Lý Khinh Diêu được cảnh sát địa phương chở đến nhà Diệp Tùng Minh ở thị trấn. Đường đi rất khó khăn, xe chạy đến chân dốc đất thì không đi tiếp được nữa nên mọi người đành phải đi bộ. Xung quanh toàn là những con đường đất gồ ghề. Theo lời hai vị cảnh sát, bây giờ chỉ còn số ít người ở lại thôn vì giao thông bất tiện và điều kiện sống cũng khá khắc nghiệt. Vì vậy, việc Diệp Tùng Minh có thể thi đậu đại học từ nơi hẻo lánh này, lại qua đời khi còn trẻ để lại cha mẹ già cô đơn thật sự khiến người ta không khỏi xót xa.
Đến trước sân nhà họ Diệp, cảnh sát gọi một tiếng, bên trong liền có người trả lời. Hai ông bà già đã tiếp đón họ.
Nhà họ Diệp chỉ có ba gian phòng gạch đỏ, một phòng khách, hai phòng ngủ. Mọi người ngồi trong phòng khách đơn sơ cũ kỹ, mẹ Diệp bưng trà ra mời, còn bố Diệp thì chia thuốc lá. Nhưng các cảnh sát đều từ chối lịch sự.
Tuy rằng hai ông bà khách sáo, nhưng trông vẫn già nua tiều tụy. Thực ra họ cũng chỉ mới hơn năm mươi tuổi, nhưng trông như sáu, bảy mươi tuổi. Đầu óc bạc trắng, sức sống dường như đã bị hút cạn.
Cảnh sát địa phương giới thiệu lý do Trần Phổ và Lý Khinh Diêu đến, họ nói phòng khám Diệp Tùng Minh từng làm việc có thể có một số hồ sơ bệnh nhân liên quan đến vụ án, cho nên học muốn đến đây tìm kiếm manh mối. Hai ông bà không nói gì.
Đúng lúc này, Lý Khinh Diêu cô gái ngoan ngoãn được lòng các cụ già cao tuổi xuất trận.
Trần Phổ liếc nhìn cô, Lý Khinh Diêu hiểu ý, cất lời: “Chú dì ạ, chúng cháu đi tàu suốt đêm từ Tương Thành đến đây. Nghe nói chú dì có nhà nên vừa xuống xe chúng cháu đã đến đây ngay. Chúng cháu đến bất ngờ, làm phiền chú dì quá ạ.”
Hai người lập tức nói không sao, và bảo đồng chí cảnh sát mới là người vất vả.
“Vậy chúng ta cứ nói chuyện thoải mái đi ạ. À, hồi đấy anh Diệp Tùng Minh từ Tương Thành về, chú dì thấy tâm trạng anh ấy thế nào ạ?”
Hai ông bà đều sững sờ một lúc.
Lý Khinh Diêu biết ngay là có chuyện.
Mẹ Diệp lau nước mắt, nói: “Tôi nhớ rất rõ, mấy tháng đầu khi Tùng Minh vừa về nhà, thằng bé sa sút lắm, rầu rĩ không vui suốt ngày. Chắc hẳn nó đã gặp phải khó khăn gì đó ở bên ngoài. Nhưng từ nhỏ Tùng Minh đã ngoan ngoãn, gặp khó khăn cũng không hé răng với bố mẹ.”
“Ai cũng thế thôi ạ. Nói thật, cháu cũng xấp xỉ tuổi anh ấy hồi đấy, gặp khó khăn trong công việc cũng chẳng dám nói với bố mẹ. Dì ơi, anh Diệp Tùng Minh không nói là sợ chú dì lo lắng, anh ấy hiếu thảo quá. Nhưng…chú dì có biết là vì chuyện gì không ạ?”
Lý Khinh Diêu chỉ nói vài câu đã khiến hai ông bà ấm lòng. Nhìn cô và Trần Phổ, hai người không chỉ là cảnh sát, mà còn là những người trẻ tuổi giống con trai mình.
Bố Diệp do dự, nhưng nghĩ đến người đã qua đời rồi, không có gì không nói được. Ông ấy nói: “Thực ra khi đó, chúng tôi nghi ngờ…thằng bé không làm việc ở phòng khám, mà là bị lừa vào một tổ chức đa cấp lừa đảo.”
“Tại sao chú dì lại nghĩ như vậy ạ?”
Bố Diệp nhớ lại buổi tối bảy năm trước.
Diệp Tùng Minh về nhà chưa đầy một tháng. Tối hôm đó, bố Diệp làm một đĩa lạc rang, một đĩa đậu tương, vừa nhâm nhi rượu vừa xem tivi, còn mẹ Diệp thì đi thăm họ hàng.
Diệp Tùng Minh thường tự nhốt mình trong phòng trong khoảng thời gian đó chợt ra ngoài đi vệ sinh, bố Diệp gọi anh ta: “Lại đây uống với bố vài chén.”
Diệp Tùng Minh lặng lẽ đi tới, rót cho mình một chén rồi uống cạn.
Bố Diệp biết dạo này con trai mình không vui nên cũng không khuyên con uống ít. Ông hỏi: “Con không thi nghiên cứu sinh nữa thật à?”
“Không thi nữa.”
“Con thi hai năm rồi, bỏ thì tiếc lắm. Con cứ yên tâm ở nhà ôn thi, bố mẹ lo được mà.”
Diệp Tùng Minh lắc đầu, cười khổ và nói: “Con nản lắm rồi. Haha, học nhiều cũng vô ích thôi.”
Sau đó, bố Diệp nói, con trai à, rốt cuộc con gặp phải khó khăn gì? Tuy bố mẹ không giúp được, nhưng nói ra còn tốt hơn là giữ trong lòng.
Diệp Tùng Minh khi đó lại cúi đầu cười, bố Diệp không biết diễn tả đó là nụ cười như thế nào. Ông chỉ cảm thấy rõ ràng mặc dù con trai đang cười, nhưng lại cực kỳ buồn bã.
Diệp Tùng Minh nói, bố ơi, con giúp người khác làm việc rất xấu, hơn nữa không chỉ là một việc. Ban đầu, con cứ nghĩ hậu quả không nghiêm trọng, chỉ là những chuyện bình thường trong vùng xám, ai cũng làm. Sau này con mới biết những việc đó rất có thể đã làm hại cả cuộc đời của một người vô tội. Nhưng con…lại không thể nói ra những việc này. Bố ơi, có phải con quá ích kỷ, quá vô dụng không ạ?”
—
Lý Khinh Diêu lại hỏi: “Chú Diệp, cô chú còn giữ lại đồ vật nào của anh Diệp Tùng Minh? Chúng cháu xem một chút được không ạ?” Cô không nói hai chữ “di vật” tránh làm hai người đau lòng.
Bố Diệp mở cửa một gian phòng đóng kín, nói: “Đồ đạc của thằng bé đều ở trong đó, các cháu cứ xem tự nhiên.”
Lý Khinh Diêu và Trần Phổ bước vào, nhìn thấy bảy tám lá cờ thi đua treo trên tường, trên đó viết “Bàn tay nhân ái”, “Treo bầu cứu đời” đều đề tên của bệnh nhân.
Bố Diệp mắt đỏ hoe nói: “Tùng Minh nhà tôi từ nhỏ đã không phải đứa trẻ thông minh xuất chúng, nhưng nó chịu khó, ham học hỏi và rất tốt bụng. Nó từng nói với tôi rằng bố ơi, kinh nghiệm con ít, y thuật không cao siêu, nhưng chỉ cần con tận tâm với mỗi bệnh nhân, nhất định sẽ đưa phòng khám trở nên tốt hơn.
Lá cờ đó là một bà cụ tặng nó. Bà cụ bị sốt, nhưng cảm thấy mình vẫn rất khỏe nên không để tâm, chỉ đến phòng khám kê thuốc. Tùng Minh rất có trách nhiệm, thằng bé nhất quyết đo nồng độ oxy trong máu, huyết áp và đường huyết cho bà cụ. Kết quả nồng độ oxy trong máu chỉ có hơn bảy mượi. Bà cụ không hiểu nên không chịu đi bệnh viện. Cuối cùng Tùng Minh phải lấy điện thoại bà cụ để liên lạc với gia đình đưa bà đến bệnh viện. Ngay khi vừa đến nơi, bà cụ đã được đưa thẳng vào phòng cấp cứu. Nhờ vậy mà bà cụ mới giữ được mạng sống. Lá cờ thi đua này do con gái bà cụ tặng.”
—Chương 99—